Sự phân chia các loại hình nghệ thuật đ−ợc dựa trên các ph−ơng diện: nguyên nhân, đặc tr−ng, nguyên tắc phân loại, tác động lẫn nhau của chúng. Mỗi t− t−ởng mĩ học đều có những kiến giải riêng của mình:
1- Mĩ học duy tâm: Xác định phân chia các loại hình nghệ thuật từ những nguyên nhân chủ quan: thế giới "tinh thần tuyệt đối", thế giới nội tâm của nghệ sĩ, mục đích đa dạng trong hoạt động của chủ thể. Từ đó hay đối lập các loại hình nghệ thuật.
a - Thời cổ đại, Platon (427 -347 TCN), xuất phát từ quan niệm: thế giới mà con ng−ời nhìn thấy chỉ phản ánh đ−ợc một cách mù mờ cái thế giới bản chất, "thế giới của ý niệm", không nhìn thấy- xứ sở của chân lí vĩnh hằng, bất hủ. Và nếu nghệ thuật phản ánh thực tế, sẽ không thoát khỏi sự ràng buộc khắt khe của thế giới thực tại, trần tục, tạm bợ, không đến gần đ−ợc thế giới bản chất. Cho nên theo ông thiên chức của nghệ thuật là biểu hiện những điều huyền bí siêu nhiên - "thế giới của ý niệm".
- Ông chỉ đánh giá cao các loại hình nghệ thuật xích lại gần, tạo ra khả năng nhận thức "thế giới ý niệm". Cho nên âm nhạc, múa, kiến trúc đ−ợc đề lên rất cao vì chúng "gián cách" hiện thực.
- Ông cho rằng nghệ thuật tả thực, càng gần với thế giới vật thể, đồ vật bao nhiêu càng ít giá trị thậm chí còn tội lỗi. Platon tẩy chay nghệ thuật tạo hình (hội hoạ, điêu khắc,…) coi nhẹ thơ văn, không tin vào sân khấu, kịch, vì chúng tuân theo nguyên tắc phản ánh hiện thực.
b- Mĩ học trung cổ đánh giá cao âm nhạc và kiến trúc, coi chúng là những loại hình nghệ thuật có khả năng thể hiện đầy đủ nhất ý niệm cao cả, linh thiêng. Điều này giải thích tại sao đền, chùa, nhà thờ và cạnh đó là các sinh hoạt tôn giáo triệt để vận dụng âm nhạc và kiến trúc.
c- Thế kỉ XVIII, tiêu biểu cho triết học và mĩ học duy tâm thời kì này là Kant (1724 - 1804).
- Theo ông một nghệ thuật đ−ợc coi là mẫu mực khi nội dung cuộc sống trong đó đ−ợc trình bày hết sức khái quát, trừu t−ợng và hình thức thoát khỏi nội dung.
- Kant phân ra hai loại nghệ thuật: th−ợng đẳng và hạ đẳng: Nghệ thuật th−ợng đẳng chủ yếu mang tính hình thức, đ−a lại những khoái cảm thuần tuý thẩm mĩ. Âm nhạc và những đ−ờng l−ợn hình trang trí, và sau đó là thơ ca (thể hiện t− t−ởng, d−a lại tự do cho t− t−ởng), theo Kant thuộc loại này.
d- Hegel (1770 -1831), nhà triết học vĩ đại, ng−ời Đức.
- Theo ông bản thể của thế giới là "quan niệm tuyệt đối" ("ý niệm tuyệt đối" - cái có tr−ớc tự nhiên và loài ng−ời, mà giai đoạn phát triển đỉnh cao là "tinh thần tuyệt đối" khi mà nó bắt đầu hoạt động trong t− duy của con ng−ời. Và " quan niệm tuyệt đối" có ba hình
thức biểu hiện: nghệ thuật (bằng hình t−ợng), tôn giáo (bằng biểu t−ợng) và triết học (bằng khái niệm).
- Nghệ thuật phát triển theo t−ơng quan giữa ý niệm và cái vỏ ngoài của ý niệm, gồm ba giai đoạn:
* Giai đoạn 1: nghệ thuật t−ợng tr−ng, vỏ bề ngoài lấn át ý niệm, (giai đoạn nghệ thuật ph−ơng Đông). Tiêu biểu là kiến trúc (Hegel coi là kiến trúc là sự bắt đầu của nghệ thuật). Tháp Babel và Baal t−ợng tr−ng cho mối liên hệ xã hội. Đền thờ Ai cập t−ơng tr−ng cho cái linh thiêng. Cột tháp t−ợng tr−ng cho sức mạnh tự nhiên. Kim tự tháp t−ợng tr−ng cho cá tính tinh thần,…
* Giai đoạn 2: Nghệ thuật cổ điển, "sự biểu hiện trong suốt", vỏ bề ngoài và ý niệm kết hợp hài hoà với nhau. Tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc.
* Giai đoạn 3: Nghệ thuật lãng mạn, ý niệm v−ợt khỏi cái vỏ bề ngoài, tinh thần thoát khỏi vật chất. Tiêu biểu cho giai đoạn này là các loại hình nghệ thuật: hội hoạ, âm nhạc, thơ ca. - Nh− vậy, theo Hegel, nghệ thuật luôn vận động theo h−ớng đi lên, và các loại hình nghệ thuật chính là dấu hiệu của sự phát triển đó, loại sau v−ợt qua loại tr−ớc:
Kiến trúc điêu kh ắc hội họa âm nhạc thơ ca
Hegel coi thơ ca là "thứ nghệ thuật thật sự của tinh thần, biểu hiện tinh thần nh− tinh thần thực sự"36. Thơ ca chấm dứt sự phát triển của nghệ thuật.
- Xuất phát từ t− t−ởng đẳng cấp, Hegel đối lập một cách cực đoan giữa các loại hình nghệ thuật. Theo ông loại hình bị yếu tố vật chất cầm tù là hạ đẳng, loại hình mang tinh thần nổi trội, yếu tố tinh thần thắng yếu tố vật chất (nh− thơ ca) là th−ợng đẳng.
2- Mĩ học duy vật: Giải thích sự phân chia loại hình nghệ thuật chủ yếu từ những nguyên nhân khách quan: đặc điểm, nhu cầu của hiện thực, phạm vi của đối t−ợng phản ánh / đặc thù của ph−ơng thức chiếm lĩnh hiện thực / nét riêng cảm nhận của các giác quan / sự phong phú, độc đáo của chất liệu tạo hình; đồng thời coi các loại hình nghệ thuật không đối lập và bổ xung cho nhau. Sau đây là một số cách phân loại:
a- Dựa vào chất liệu tạo hình:
- Nghệ thuật âm thanh: âm nhạc
- Nghệ thuật màu sắc, đ−ờng nét,…: hội hoạ, - Nghệ thuật hình khối: điêu khắc
- Nghệ thuật ngôn từ: văn ch−ơng
b- Dựa vào cơ quan cảm nhận của con ng−ời:
- Nghệ thuật thị giác: tiêu biểu là hội hoạ, điêu khắc - Nghệ thuật thính giác: âm nhạc
c - Dựa vào đặc điểm cách thức biểu hiện, tính chất: - Nghệ thuật tạo hình: hội hoạ, điêu khắc... - Nghệ thuật biểu diễn: âm nhạc, vũ đạo...
- Nghệ thuật nói, viết (ngôn từ): văn học
- Nghệ thuật ứng dụng: kiến trúc, mĩ thuật công nghiệp, nghệ thuật trang trí
d- Dựa vào phạm vi hiện thực, đặc điểm của đối t−ợng phản ánh: - Phản ánh âm thanh: âm nhạc
- Phản ánh hình ảnh: hội hoạ, điêu khắc,… - Phản ánh lời nói: văn ch−ơng
- Phản ánh ng−ời xấu: hài kịch - Phản ánh ng−ời tốt: bi kịch e- Do nhu cầu của đời sống:
- Hội hoạ, điêu khắc đáp ứng nhu cầu trang trí
- Âm nhạc đáp ứng nhu cầu lễ nghi, sinh hoạt tập thể, giải trí… g- Nghệ thuật tổng hợp: Sử dụng tổng hợp chất liệu và ph−ơng thức biểu hiện, tiếp nhận bằng nhiều cơ quan cảm giác (Sân khấu, điện ảnh...).
Văn học có thể coi là loại nghệ thuật tổng hợp gián tiếp. Nhận xét:- Phân loại nghệ thuật trên cơ sở tiêu chí chất liệu có nhiều −u điểm: phân định đ−ợc t−ơng đối rõ, không trùng lặp các ngành nghệ thuật.
- Mọi sự phân loại đều có tính chất t−ơng đối, trung gian và các loại hình nghệ thuật đều bổ xung cho nhau và không loại trừ nhau. Các cách nói: thi trung h−u hoạ, thi trung hữu nhạc,…là nh− vậy.