Khách thể thẩm mĩ, Cái thẩm mĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 29 - 34)

1- Khách thể thẩm mĩ là ph−ơng diện hợp thành mối quan hệ thẩm mĩ của con ng−ời với thế giới hiện thực, là sự khái quát những hiện t−ợng thẩm mĩ khách quan trong hiện thực thành các phạm trù thẩm mĩ cơ bản nh−: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài. 2- Cái thẩm mĩ: Phạm trù bao quát các phạm trù thẩm mĩ cơ bản nói trên.

II- Cái đẹp

1- Cái đẹp là gì?

a- Vị trí của của cái đẹp trong quan hệ thẩm mĩ:

- Cái đẹp hiện diện khắp nơi: ở đâu có cuộc sống, có lao động là ở đó có cái đẹp. Bởi lẽ cuộc sống có nhiều khó khăn gian khổ, chính cái đẹp đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ con ng−ời v−ợt qua tất cả những trở ngại để v−ơn lên, để luôn luôn sáng tạo. Cái đẹp là khởi nguyên cho quan hệ thẩm mĩ giữa con ng−ời và hiện thực.

- Với t− cách là chủ thể thẩm mĩ, con ng−ời luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo, khát vọng cái đẹp. Bởi vậy cái đẹp là phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử mĩ học. Và mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nh−ng cái đẹp bao giờ cũng đ−ợc coi là

tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, trung tâm nhất để con ng−ời đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ. Con ng−ời luôn lấy cái đẹp (đẹp hay không đẹp) làm th−ớc đo cho mọi sự vật hiện t−ợng quanh mình.

- Về phía khách thể thẩm mĩ, cái đẹp là trung tâm của cái thẩm mĩ, cái đẹp có liên quan rất chặt chẽ với các phạm trù mĩ học khác: Nhìn chung, cái hài là cái đẹp giả danh bị bóc trần, cái bi là cái đẹp bị thất bại, cái cao cả là cái đẹp ở đỉnh cao và cái xấu xa thấp hèn là phía đối lập của cái đẹp.

Tóm lại: dù ở ph−ơng diện nào cái đẹp cũng ở vị trí trung tâm của quan hệ thẩm mĩ.

b- Bản chất của cái đẹp:

* Sự phức tạp trong việc xác định: Lí do cả hai phía chủ quan và khách quan.

+ Cái đẹp trong hiện thực hết sức đa dạng, phong phú (chủng loại, kích th−ớc, màu sắc, đ−ờng nét, cấu trúc,...). Con ng−ời dễ dàng chỉ ra cái này đẹp, cái kia đẹp, cái này làm cho ta dễ chịu, bớt phiền muộn, cái kia làm cho ta phấn chấn,... Nh−ng khi cần có một khái quát, một chân lí thì lại hết sức khó khăn.

+ Cách đánh gía của mỗi ng−ời về cái đẹp lại không phải bao giờ cũng thống nhất. Cùng một sự vật, ng−ời thì thích, ng−ời thì không,...

* Các quan điểm tr−ớc Marx:

+ Khuynh h−ớng duy tâm khách quan: Platon, Hegel

+ Khuynh h−ớng duy tâm chủ quan: Hume, Lalo, Kant

+ Khuynh h−ớng duy vật: Aristotle

* Quan điểm của các nhà mĩ học dân chủ Nga, thế kỉ XIX, đại biểu là Tsern−xshevski:

* Quan điểm mac-xít: Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan.

+ Bản chất của cái đẹp gắn liền với phẩm chất khách quan của sự vật: Một sự vật, hiện t−ợng có kích th−ớc, đ−ờng nét, âm thanh, màu sắc, nhịp điệu,...đ−ợc cấu trúc hài hoà, cân đối thì luôn có khả năng gợi lên ở con ng−ời ý niệm về cái đẹp, một ý thức thẩm mĩ tích cực.ý niệm về cái đẹp trong con ng−ời chẳng qua là sự phản ánh những tính chất thẩm mĩ khách quan của hiện thực. Con ng−ời nếu bị biệt lập, tách rời với mọi sự vật, hiện t−ợng đời sống thì không có ý niệm về cái đẹp.

+ Tuy nhiên bản chất của cái đẹp còn bao hàm những quan niệm chủ quan của con ng−ời. Không phải cái gì phù hợp với qui luật hài hoà cân đối đều có đ−ợc sự thống nhất ở mọi ng−ời về sự đáng giá về cái đẹp. Có những con ng−ời hình thức xấu xí nh−ng phẩm chất tâm hồn họ vẫn đ−ợc coi là hiện thân của cái đẹp và ng−ợc lại.

* Vậy, cái đẹp là gì?

+ Là những cái hoàn thiện, hài hoà phù hợp với quan niệm của con ng−ời.

+ Là cái phù hợp với lí t−ởng của con ng−ời.

+ Là cái "chân", "thiện" theo quan niệm của con ng−ời.

Thoả mãn đ−ợc ba yếu tố đó là cái đẹp có tính chất lí t−ởng. (Trong thực tế khó có thể có đ−ợc sự hoàn thiện này)

Nhìn chung cái gì h−ớng con ng−ời tới những giá trị thẩm mĩ tích cực nh− sự hoàn thiện, tốt t−ơi, no đủ, hạnh phúc, ...là cái đẹp. "Cái đẹp là cuộc sống" (Tsern−shevski), "Cái đẹp là sự mời gọi hạnh phúc." (Standan).

+ Lịch sử- xã hội: Giai cấp, chế độ xã hội, thời đại...

+ Dân tộc: Văn hoá khác nhau, quan niệm về cái đẹp cũng khác nhau. Bởi vậy, trong thời đại hiện nay, việc định giá, sáng tạo cái đẹp rất cần kết hợp chặt chẽ giữa cái đẹp bản sắc truyền thống dân tộc và cái đẹp hiện đại, phải có quan điểm đúng đắn trong việc kế thừa và cách tân, dân tộc và nhân loại.

+ Cá nhân: Tuổi tác, vốn văn hoá, nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng (ng−ời buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du).

* Tóm lại: Cái đẹp là một phạm trù mĩ học dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật, hịên t−ợng khi nó phù hợp với quan niệm của con ng−ời về sự hoàn thiện, hài hoà và lí t−ởng, có khả năng gợi lên ở con ng−ời một thái độ thẩm mĩ tích cực.

2 - Các lĩnh vực của cái đẹp:

a- Cái đẹp trong tự nhiên:

- Do tạo hoá tạo ra tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của con ng−ời

- Thế giới vô sinh nh− sông núi, biển, trời,...;

- Thế giới hữu sinh nh− cây cối, động vật, con ng−ời,... b- Cái đẹp trong xã hội:

- Do con ng−ời tạo ra trong hoạt động thực tiễn.

Bao gồm: Các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể.

- Cái đẹp trong lao động sản xuất: Con ng−ời tạo ra những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mĩ tích cực đối với xã hội. Điều này phụ thuộc vào ba yếu tố: Chủ thể sản xuất đồng thời là chủ thể thẩm mĩ; chủ thể thẩm mĩ thuộc nhóm chủ thể sáng tạo thẩm mĩ; sản phẩm có khả năng trở thành khách thể thẩm mĩ.

- Cái đẹp trong các quan hệ xã hội: Cơ sở khách quan: công bằng, tự do, dân chủ, bác ái, văn minh. Cơ sở chủ quan: mỗi cá nhân phải là một chủ thể thẩm mĩ có vốn văn hoá sâu rộng.

- Vẻ đẹp hình thể, tính cách, tâm hồn con ng−ời cũng là sản phẩm xã hội. Con ng−ời đã thẩm mĩ hoá chính bản thân mình. c - Cái đẹp trong nghệ thuật:

- Thống nhất với cuộc sống

- Có tính chất điển hình. (Một ng−ời lạ quen biết) - Có tính biểu cảm rất cao.

- Có tính toàn vẹn cả nội dung và hình thức.

3- Cái xấu xa, thấp hèn:

a- Khái niệm: Cái xấu là một phạm trù mĩ học phản ánh chất phi thẩm mĩ của các sự vật hiện t−ợng trong hiện thực, khi nó không phù hợp với quan niệm của con ng−ời về sự hoàn thiện, hài hoà và lí t−ởng, nó th−ờng gợi lên ở con ng−ời một tháí độ thẩm mĩ tiêu cực.

b- Nội dung:

- Khách thể phi thẩm mĩ (không có sự hài hoà và hoàn thiện thẩm mĩ):

+ Cấu trúc, phẩm chất: thiếu hụt, méo mó, lệch lạc, giả dối, tàn bạo,...

+ Quan hệ với môi tr−ờng: không phù hợp, không t−ơng xứng

- Sự đối lập giữa chủ thể thẩm mĩ và khách thể thẩm mĩ.

+ Không đáp ứng những nhu cầu, lí t−ởng của chủ thể thẩm mĩ. + Tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ tiêu cực: chán ghét, bất mãn. - Tạo ra những cái phi giá trị, thái độ thẩm mĩ tiêu cực:

+ Ô nhiễm môi tr−ờng sống, chất l−ợng sống bị giảm sút

+ Hình thành ý thức thẩm mĩ méo mó lệch lạc, có hại cho xã hội cũng nh− bản thân mỗi cá nhân.

c- Các lính vực biểu hiện:

- Trong tự nhiên: Những sự vật hiện t−ợng làm cho con ng−ời kinh sợ, dẫn đến sự huỷ diệt.

- Trong xã hội: + Những sản phẩm có hại cho con ng−ời (sản xuất bất chấp tất cả, chỉ vì lợi nhuận ích kỉ).

+ Những quan hệ xã hội phi lí bạo tàn, phi nhân tính + Những lối sống phản văn hoá

- Trong nghệ thuật:

+ Những sản phẩm giả danh nghệ thuật, vì mục đích th−ơng mại.

+ Những tác phẩm thiếu phẩm chất nghệ thuật: sơ l−ợc, nhạt nhẽo, phản cảm, "rẻ tiền",....

4- ý nghĩa giáo dục to lớn của cái đẹp và cái xấu xa, thấp hèn đối với con ng−ời. (SV tìm hiểu thảo luận)

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)