5. Kết cấu của Luận văn
3.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
Ngày 01/7/2003, Sở Tài nguyên và Môi trường chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 24/6/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở hợp nhất Sở Địa chính và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên khoáng sản từ Sở Công nghiệp và Môi trường từ sở Khoa học công nghệ và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ tên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Sở tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sau khi thành lập, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy theo đúng quy định và hướng dẫn củ Trung ương. Ngày đầu thành lập, Sở có 120 cán bộ công chức, viên chức với 7 phong chuyên môn và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã có 270 cán bộ công chức viên chức với 7 phòng chuyên môn và 07 đơn vị trực thuộc sở gồm 01 đơn vị quản lý hành chính và 06 đơn vị sự nghiệp.
Sở Tài nguyên và Môi trường một đơn vị dự toán thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn và đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và nhiệm vụ của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường được bảo đảm tài chính để thực hiện nhiệm vụ từ nguồn ngân sách nhà nước chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi cho sự nghiệp môi trường và chi sự nghiệp kinh tế. Nói cách khác, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị dự toán thụ hưởng ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị dự toán thuộc sở còn còn có các nguồn thu từ hoạt động thu phí, lệ phí được cấp có thẩm quyền giao thực hiện đối với các lĩnh vực do sở quản lý, các đơn vị sự nghiệp thuộc sở ngoài nội dung thực hiện các nhiệm vụ được giao còn thực hiện khai thác các hoạt động thu hoạt động sự nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao nhằm tạo nguồn thu tài chính bổ sung kinh phí, cải thiện đời sống, đóng góp một phần cho ngân sách.
Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị dự toán cấp I, có quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh Thái Nguyên và Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của ngành dọc là Bộ Tài nguyên và Môi trường, trực tiếp nhận dự toán được giao của ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương để sử dụng và giao cho các đơn vị dự toán cấp II trực thuộc. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị dự toán thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/NĐ-CP.
Sau 10 năm xây dựng và phát triển Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh trật tự của tỉnh, cụ thể như sau:
- Về quản lý đất đai: Công tác quản lý đất đai được Sở quan tâm thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2016, định hướng đến năm 2019”, trong đó chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai điện tử. Đến nay toàn tỉnh đã và đang thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ở 3 cấp. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, toàn tỉnh đến nay ước đạt trên 75% diện tích cần cấp; Việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật, góp phần quan trọng trong công tác thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân được tăng cường, thường xuyên, nên đã hạn chế các vi phạm về đất đai trên địa bàn.
- Công tác quản lý đo đạc bản đồ: Đã tham mưu cho UBND tỉnh ban
hành “Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh”. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm qua được đẩy mạnh. Tính đến hết năm 2012 toàn tỉnh đã đo đạc bản đồ khép kín được 162 xã/182 xã với diện tích trên 320.000ha, đạt 91% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Năm 2013, tiếp tục thực hiện đo đạc bản đồ địa chính và đo chỉnh lý gắn với công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở 42 xã, phường, thị trấn, phấn đấu từng bước thực hiện việc giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai theo lộ trình, kế hoạch của Tỉnh đề ra.
- Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được quan tâm đặc biệt, đã
xây dựng Đề án tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, với nhiều biện pháp tích cực, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, nên việc quản lý cơ bản đã đi vào nề nếp. Đến nay, cơ bản các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được lập qu
. Công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Tính đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nay, trên địa bàn tỉnh có 160 giấy phép hoạt động khoáng sản được cấp
(Trong đó các Bộ, ngành Trung ương cấp 20 giấy phép; UBND tỉnh cấp 140 giấy phép).Hiện nay có 143 giấy phép đang còn hiệu lực. Hàng năm, các đơn
vị khai thác khoáng sản đã nộp vào ngân sách trên 100 tỷ đồng.
Hoạt động kiểm tra, xử lý các hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn được tăng cường, đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ liên ngành thực hiện công tác chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên. Hàng năm đã tổ chức hàng trăm cuộc kiểm tra, ngăn chặn truy quét giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính nhiều tỷ đồng, thu giữ nhiều tấn quặng trái phép.
- Về quản lý tài nguyên nước. Sở đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cấp trong tỉnh thực hiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước. Đã triển khai công tác lập Quy hoạch Phân bổ và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt trên phạm vi toàn tỉnh; Quy hoạch phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất khu vực phía nam tỉnh Thái nguyên. Tăng cường chất lượng công tác thẩm định cấp Giấy phép và kiểm tra việc thực hiện theo Giấy phép thăm dò, khai thác sử dụng nguồn nước mặt, nước dưới đất, đặc biệt việc giám sát, thẩm định cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Qua đó công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến hết năm 2012, Sở đã tham mưu cho tỉnh cấp 255 Giấy phép về quản lý tài nguyên nước .
- Về quản lý môi trường:
-
. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường được tăng cường từ tỉnh đến huyện. Các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường đã được cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và được triển khai, phổ biến đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư. Quan tâm, đầu tư, thực hiện dự án xây dựng cơ sơ hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường, như xây dựng các khu chôn lấp, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt, xử lý ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất.