5. Kết cấu của Luận văn
1.5.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính
Các lĩnh vực, các ngành gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động của lĩnh vực, của ngành đó. Do vậy, kiểm tra, kiểm soát không thể thiếu được tại các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, bởi lẽ kiểm tra, kiểm soát tài chính tại các đơn vị nhằm tăng cường công tác tự chủ tài chính,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tăng cường công tác quản lý thu - chi, đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả vốn cao. Đồng thời tăng cường hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của vốn NSNN đầu tư cho hoạt động, góp phần thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính gồm có kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng và kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị.
1.5.3.1. Kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng
Kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gồm có: thanh tra tài chính, kiểm tra tài chính, kiểm toán, thuế… Bất kỳ cơ chế quản lý nào khi đặt ra đều được giám sát bởi một hệ thống kiểm tra, kiểm soát, đó là sự giám sát của các cơ quan ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế…
Hàng năm, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế … đều có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các đơn vị sự nghiệp có thu và có sự trao đổi thống nhất đối tượng sẽ được tiến hành kiểm tra, kiểm soát tài chính, nhằm tránh gây sự trùng lắp, khó khăn cho đơn vị. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của các cơ quan chức năng sẽ có những kết luận, kiến nghị khách quan, đúng đắn và trung thực, giúp cho đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động ngày càng có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.5.3.2. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị
Ngoài sự giám sát của các cơ quan ngoài đơn vị như cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế… còn có kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị, đó là kiểm soát nội bộ, thanh tra của ngành, của bộ chủ quản.
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ đơn vị được tiến hành thường xuyên trong đơn vị, đó là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản lý tài chính của đơn vị đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu. Kiểm tra quy trình lập dự toán thu, chi; kiểm soát quá trình thực hiện thu, chi tại các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu nhằm thực hiện việc kiểm tra, giám sát liên tục trong năm đối với các hoạt động tài chính, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp vụ tài chính phát sinh để có những phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sai sót, vi phạm chính sách, chế độ tài chính.
Trong quá trình thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao và sử dụng vốn NSNN đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp sẽ không tránh khỏi những sai sót, gian lận. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính rất cần thiết và quan trọng, bởi kiểm tra, kiểm soát sẽ tìm ra những thiếu sót trong cơ chế quản lý tài chính, ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục. Việc kiểm tra, kiểm soát tài chính sẽ giúp cho đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
1.5.3.4. Trình độ cán bộ quản lý
Trong các hoạt động xã hội, có thể nói con người luôn là trung tâm của các hoạt động xã hội đó. Do vậy, trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của mỗi đơn vị, cụ thể là ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, nó có thể thúc đẩy sự phát triển hoạt động của đơn vị nhưng ngược lại nó cũng có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển. Do đó, nó ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy quản lý, có nghĩa là tác động đến công tác quản lý tài chính của đơn vị.
Từ lãnh đạo cho đến cán bộ quản lý đều phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nếu đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác sẽ xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác và có giải pháp xử lý đúng đắn trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1.5.3.5. Nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động
Khi nhà nước điều chỉnh một cơ chế quản lý để theo kịp sự phát triển của xã hội thì kèm theo đó vấn đề đặt ra là thái độ của những người chịu sự điều chỉnh của cơ chế mới đó như thế nào. Trước khi áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, nhận thức của cán bộ, viên chức và người lao động còn nhiều hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chế và chưa tích cực: đi làm muộn về sớm, không cập nhật kiến thức mới, chưa năng động sáng tạo trong công việc... Vì vậy, ngay từ khi cơ chế mới ra đời đòi hỏi phải có sự phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người, mọi đối tượng nhất là những người chịu sự điều chỉnh trực tiếp. Chính sự tuyên truyền, phổ biến đó sẽ giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của sự cần thiết phải điều chỉnh cơ chế tự chủ tài chính và tác động của sự đổi mới đó ảnh hưởng tới xã hội cũng như bản thân họ ra sao.
Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi phải có sự thay đổi nhận thức và hành động của toàn thể bộ cán bộ viên chức và người lao động trong đơn vị. Mỗi người phải từ bỏ cách suy nghĩ trước đây, những cách làm cũ để tiếp nhận cái mới, thừa nhận và áp dụng cái mới trong suy nghĩ và hành động của mình. Người lãnh đạo phải là người tiên phong, thể hiện sự nhận thức đó qua việc làm cụ thể và không ngừng động viên cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị. Phải tuyên truyền, phổ biến cho tất cả mọi người hiểu và thực hiện theo cơ chế mới, đồng thời tổ chức và gửi cán bộ tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải quan tâm đến những cán bộ làm công tác tài chính kế toán của đơn vị.