5. Kết cấu của Luận văn
1.5.1. Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Cơ chế, chính sách của nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng tới công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, được thể hiện ở những nội dung sau:
Cơ chế, chính sách của nhà nước có vai trò cân đối giữa các nguồn thu, khoản chi của đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu. Nếu như trước đây, việc quản lý thu - chi tài chính của nhà nước là lấy thu bù chi, nguồn thu không đủ chi trong năm thì đơn vị được nhà nước cấp bổ sung kinh phí, nếu chi không hết thì đơn vị phải nộp lại kinh phí thừa vào kho bạc nhà nước. Nhưng cơ chế mới hiện nay là nhà nước cho phép đơn vị được giữ lại phần kinh phí thừa để sử dụng tiếp cho năm sau, quy định mới đã khuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí của nhà nước. Do vậy, đòi hỏi cơ chế, chính sách của nhà nước phải được xây dựng phù hợp với loại hình hoạt động của đơn vị nhằm tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, giúp cho các đơn vị sự nghiệp có thu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với hoạt động của đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu tác động đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp có thu. Do đó, cơ chế, chính sách của nhà nước phải tránh tình trạng lãng phí các nguồn tài chính, đồng thời khuyến khích tiết kiệm chi tiêu có hiệu quả đối với các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu.
Cơ chế, chính sách của nhà nước góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu. Đảm bảo tính công bằng, hợp lý cũng như tạo môi trường bình đẳng cho các đơn vị hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp hoạt động và phát triển.