Một số vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử tội cƣỡng bức, lôi kéo ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 88 - 90)

ngƣời khác sử dụng trái phép chất ma tuý

Cưỡng bức, rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Thực tế cho thấy tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý có liên quan mật thiết với nhau. Nơi nào có nhiều người nghiện

ma tuý thì nơi đó xảy ra nhiều tội phạm ma tuý, đặc biệt tệ nạn ma tuý lây lan rất nhanh trong cộng đồng dân cư, nguyên nhân chủ yếu là do những người đã dính líu đến ma tuý rủ rê bạn bè và người xung quanh cùng sử dụng ma tuý. Tuy nhiên, nếu liên hệ với số vụ án, số bị cáo bị đưa ra xét xử về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý sẽ đặt ra một câu hỏi: Tại sao số người có hành vi rủ rê người khác sử dụng trái phép chất ma tuý rất nhiều nhưng việc xử lý bằng biện pháp hình sự đối với hành vi phạm pháp của họ hầu như rất ít. Đặc biệt đối với người chưa thành niên. Để trả lời câu hỏi đó có thể xem xét trên hai phương diện sau:

Thứ nhất, do nhận thức của người áp dụng các quy định của pháp luật còn hạn chế. Một trong những đặc điểm của loại tội phạm này là khó bị phát hiện, khó tìm được chứng cứ cụ thể, rõ ràng chứng minh tội phạm. Hầu hết các tội phạm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị đưa ra xét xử chủ yếu trong trường hợp bị bắt quả tang hành vi phạm tội. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan Điều tra chủ yếu căn cứ vào lời khai của nạn nhân và các nhân chứng nhưng sau khi bị rủ rê dẫn đến nghiện ma tuý, các nạn nhân thường không có ý thức tố cáo tội phạm, thậm chí còn bao che, tiếp tay cho tội phạm ma tuý, rủ rê nhiều người cùng sử dụng. Vì vậy, việc nhận thức các tình tiết của vụ án cũng như các quy định của pháp luật còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, pháp luật về ma tuý nói chung và quy định của BLHS về tội phạm ma tuý nói riêng chưa thực sự hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. Thực tiễn áp dụng những quy định về hành vi cưỡng bức, rủ rê lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý cho thấy những vướng mắc mà các cơ quan tư pháp thường gặp phải là: không xác định rõ ràng, cụ thể ranh giới giữa hành vi bị xử lý hành chính và hành vi bị xử lý về hình sự do việc quy định hành vi này ở nhiều văn bản luật, nhà làm luật xác định tội danh mà không mô tả các

dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử...

Do đó, trên thực tế vẫn có tình trạng một số người phạm tội đủ cơ sở để truy cứu TNHS theo Điều 200 BLHS nhưng lại không bị xử lý hoặc chỉ bị xử phạt hành chính, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, có những người phạm tội theo Điều 200 BLHS thì lại bị xét xử theo các tội phạm ma túy khác như tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197). Điều đó làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, không đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của Đảng của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam 2 (Trang 88 - 90)