Việc tuyển dụng viên chức hiện nay phải giải quyết đƣợc hai vấn đề khá trái ngƣợc. Một mặt phải tạo ra cơ chế thông thoáng hơn để các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động thu hút viên chức, đặc biệt là viên chức có trình độ chuyên môn cao. Mặt khác, phải kiểm soát đƣợc hoạt động tuyển dụng viên chức, tránh tuyển tràn lan, thiếu công bằng, minh bạch hoặc lợi dụng tuyển dụng để thu lợi riêng. Để giải quyết đƣợc hai vến đề trái ngƣợc nêu trên, các quy định của Nhà nƣớc về công tác tuyển dụng cần cụ thể hóa một số vấn đề sau:
Thứ nhất là thẩm quyền tuyển dụng viên chức:
Thẩm quyền tuyển dụng viên chức quy định rất rõ trong Điều 5 của Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ. Khi giao quyền tuyển dụng cho các đơn vị thực hiện quyền tự chủ sẽ không tránh khỏi một số tiêu cực mà dƣ luận và báo trí đã đƣa ra. Bởi vì, Hội đồng tuyển dụng, Ban thu nhận hồ sơ, Ban làm đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban kiểm tra sát hạch, Ban phách… đều là ngƣời của đơn vị, đa phần có quan hệ và quen biết với thí sinh nếu đã là cán bộ hợp đồng của đơn vị. Cũng từ đó tuyển dụng nhân lực chƣa thật sự công khai, minh bạch, chƣa chọn đúng ngƣời có tài đức; vẫn còn có sự nể nang trong tuyển dụng. Thậm chícòn cảm thấy tuyển dụng con, cháu cán bộ chứ không phải tuyển ngƣời vào làm cán bộ, khi mà đại đa số ngƣời trúng tuyển đều có ngƣời thân cận làm trong chính cơ quan đó hoặc giữ một chức vụ nhất định trong bộ máy Nhà nƣớc.
Để khắc phục hạn chế đó có thể nên áp dụng hai phƣơng án:
Phƣơng án thứ nhất là: Chỉ giao quyền tổ chức tuyển dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn, không nên giao quyền tổ chức tuyển dụng
cho ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc. Công tác tổ chức tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nƣớc nên giao cho một cơ quan chuyên trách đó là Sở Nội vụ của các tỉnh; việc đánh giá kết quả thi tuyển đƣợc thực hiện bởi một Hội đồng độc lập nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng, minh bạch. Hội đồng tuyển dụng độc lập tại các địa phƣơng do Hội đồng nhân dân địa phƣơng thành lập và bầu thành viên hoặc do ngƣời đứng đầu chính quyền địa phƣơng thành lập và chỉ định thành viên. Thành viên của hội đồng là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm công tác, có uy tín trong giới chuyên môn, bên cạnh đó có thể mời một số chuyên gia pháp luật, tâm lý. Việc trao cho một Hội đồng độc lập sẽ khiến cho việc tuyển dụng diễn ra công bằng, minh bạch hơn, đồng thời giảm khối lƣợng công việc cho cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng. Phƣơng án hai là nếu trao quyền cho ngƣời đứng đầu trong tuyển dụng phải gắn với trách nhiệm và có cơ chế giám sát hiệu quả. Quy định về trao quyền cho ngƣời đứng đầu phải gắn liền với trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm, xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng hoặc tuyển viên chức kém chất lƣợng. Cùng với đó, phải xây dựng cơ chế kiểm soát đối với ngƣời đứng đầu trong các hoạt động nói chung, hoạt động tuyển dụng viên chức nói riêng. Mọi hành vi lợi dụng chức vụ trong tuyển dụng viên chức phải đƣợc xử lý nghiêm khắc, kịp thời.
Thứ hai, phải đảm bảo được nguyên tắc công bằng, minh bạch, cạnh tranh
trong tuyển dụng viên chức:
Trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải xây dựng những quy định chặt chẽ đảm bảo cho việc tuyển dụng diễn ra một cách công bằng, minh bạch hơn. Các đơn vị sử dụng ngân sách khi tuyển dụng phải theo những bƣớc bắt buộc, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh trong tuyển dụng nhƣ: Quy định số ngƣời đăng ký dự tuyển bắt buộc phải lớn hơn chỉ tiêu đƣợc tuyển, lựa chọn đƣợc ngƣời xứng đáng, có khả năng đảm nhiệm công việc chuyên môn.
Thứ ba là về hình thức tuyển dụng:
Nên áp dụng hình thức thi viết và kết quả thi phải đƣợc công khai minh bạch trên trang website của Sở Nội vụ hoặc của Hội đồng tuyển dụng để đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Đối với thi kiến thức chung và thi chuyên môn nghiệp vụ bằng hình thức thi viết nên thực hiện trên máy vi tính. Ngoài việc thí sinh phải in kết quả bài viết còn phải lƣu trên phai mềm để kết quả thi và chấm thi đƣợc công khai trên trang Web, trên mạng. Đối với thi trắc nghiệm hoặc thực hành cũng vậy phải đƣợc ghi hình để kết quả thi đƣợc công khai trên trang Web, trên mạng.
Tổ chức việc thi tuyển viên chức nghiêm túc nhƣ tổ chức thi tuyển vào các trƣờng Đại học công lập hiện nay.
Thứ tư là Nên xem xét lại việc sử dụng kết quả học tập tại các cơ sở giáo dục
làm căn cứ tính điểm tuyển dụng nhƣ hiện nay bởi không đánh giá đƣợc thực chất năng lực làm việc của viên chức, dễ dẫn đến tình trạng thiếu công bằng giữa các thí sinh.
Thứ năm, nên cụ thể hóa về một số khoản của Luật viên chức:
Pháp luật về tuyển dụng viên chức tiềm ẩn những mâu thuẫn, tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực trong quá trình tuyển dụng.
Ngoài những quy định về điều kiện dự tuyển mang tính liệt kê tại Điều 22 Luật Viên chức, các nhà làm luật cũng đặt ra một số quy định mở cụ thể, Điều 22 mục đ và mục g về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức có quy định:
+ Mục đ: có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
+ Mục g: đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhƣng không đƣợc trái với quy định của Pháp Luật
Quy định này nhằm đảm bảo việc tuyển dụng viên chức phù hợp với đặc thù hoạt động và thực tiễn công việc của từng đơn vị sự nghiệp công lập nhƣng cũng có thể tạo ra kẽ hở để lợi dụng. Nếu không minh bạch, ngƣời có thẩm quyền tuyển dụng có thể đặt ra điều kiện khác nhƣ: các chứng chỉ do các Viện, Bệnh viện Hạng I cấp… hoặc một số điều kiện khác để hạn chế ngƣời dự tuyển. Với điều kiện này, ngƣời có thẩm quyền có thể loại bỏ những thí sinh tự do bằng cách tuyển dụng những thí sinh đã đƣợc ký hợp đồng làm việc trƣớc đó trong đơn vị. Đây là việc đã diễn ra trên thực tế nhƣng khó xử lý bởi có thể coi điều kiện này không trái với pháp luật.
Vì vậy, nên quy định rõ các mục này để đảm bảo tính minh bạch, khách quan, hạn chế tiêu cực đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị tuyển dụng đƣợc ngƣời có năng lực đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.