1 0.95,2 5,5 Nguồn:Vietnam Financial Cards and Payments Euromonitor International
1.6. Xu hướng đầu tư phát triển CNTT
Theo báo cáo “Dự báo thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam tới năm 2013" của công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets thì mặc dù quy mô thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam tương đối nhỏ, nhưng đây là một trong những thị trường năng động nhất thế giới. Sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây.
Thống đốc NHNN đã khẳng định, một ngân hàng muốn phát triển bền vững thì phải xác định ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ chính. Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, đầy tính cạnh tranh, các ngân hàng phải lựa chọn các giải pháp sao cho tiết kiệm, nhưng phải đảm bảo an toàn bảo mật và tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho người dùng. Cùng với những bất ổn khó lường của thị trường ngày càng mạnh mẽ, những tiến bộ công nghệ đang có những tác động mạnh đến sự phát triển hệ thống tài chính toàn cầu. Nền kinh tế tri thức cùng với những tiến bộ về công nghệ đã xác định lại các quy tắc cuộc chơi dẫn đến khả năng của định chế tài chính trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả nhất sẽ là chìa khóa thành công. Tốc độ phát triển nhanh chóng và chuyển đổi môi trường tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn đến khách hàng, tối ưu hóa rủi ro tài chính và rủi ro tác nghiệp. Chính vì thế sự phát triển của ngân hàng trong giai đoạn mới, CNTT có vai trò rất quan trọng và xem như khâu đột phá quan trọng trong chiến lược hoạt động của toàn ngân hàng Việt Nam.
Đầu năm 2011, NHNN cũng rà soát việc ứng dụng CNTT trong 10 năm qua và nếu như trước đây đầu tư theo chiều rộng, giờ chuyển sang đầu tư chiều sâu với việc đầu tư phát triển công nghệ mới là chủ yếu. NHNN đang hướng tới việc phát triển những ứng dụng CNTT tiên tiến nhất cho các dịch vụ thanh toán như Internet Banking, Mobile Banking…Đây cũng là các dịch vụ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển cuả thẻ thanh toán.
Như vậy, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, NHNN, các NHTM, thị
trường thẻ Việt Nam dù mới trải qua hai mươi năm hình thành và phát triển nhưng đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, được đánh giá là thị trường thẻ thanh toán năng động hàng đầu thế giới với mức tăng trưởng khoảng 20% trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Bên cạnh những thuận lợi như cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển mạnh, bước đầu xây dựng được mối liên kết thống nhất, và là một trong các dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn được Chính phủ ưu tiên phát triển, đem lại nguồn tiền nhàn rỗi khổng lồ cho các NHTM nếu khai thác tốt; thị trường thẻ vẫn vấp phải những khó khăn nhất định như tâm lý đặc biệt ưa thích thanh toán bằng tiền mặt của người dân; cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, thiếu tính đồng bộ hay hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, chưa có bộ luật xử phạt riêng cho hành vi gian lận; cạnh tranh giữa các nhà phát hành chỉ dẫn đến tăng nhanh về số lượng thẻ, máy ATM,POS nhưng chất lượng không tăng, làm giảm uy tín đến người dân… Với những khó khăn như thế, các ngân hàng trong nước khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng xâm nhập sâu, rộng vào thị trường tài chính ngân hàng nước ta. Vì vậy, cần thống nhất thị trường thẻ Việt Nam trước hết để tăng tính cạnh tranh, sau nữa là thực hiện mục tiêu mà Chính phủ và NHNN đề ra thay thế hoàn toàn tiền mặt bằng các công cụ thanh toán phi tiền mặt.