Từ năm 2007 đến nay: Đây là giai đoạn sau khi Việt Nam chính thức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 46 - 50)

3. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Ngân hàng tại Việt Nam

3.2.1.3.Từ năm 2007 đến nay: Đây là giai đoạn sau khi Việt Nam chính thức

gia nhập WTO, mở ra kỉ nguyên mới cho ngành công nghiệp thẻ thanh toán. Theo thống kê của NHNN, dịch vụ thẻ tăng trưởng cao,150-300%/năm.

Hình 2.4. Số lượng thẻ lưu thông tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International Theo đà phát triển năm 2006, năm 2007, số lượng thẻ trong lưu thông đạt 9.100.000 thẻ và năm 2010 con số này chạm mức 29.480.000 thẻ, gấp 3,3 lần năm 2007; gấp 5 lần năm 2006.

Trong đó phân theo tính chất thanh toán của thẻ, thẻ ghi nợ vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng. So với số liệu năm 2006, thẻ ghi nợ mới chiếm 93,7% thì năm 2007 nó đã chiếm 95%; năm 2008 là 96,5%; năm 2009 là 96,8%; và năm 2010 chiếm 97,2% trong tổng số thẻ lưu thông.

Bảng2.3. Số lượng thẻ phát hành theo tính chất thanh toán của thẻ

Đơn vị: ‘000 thẻ 2007 2008 2009 2010 Thẻ ghi nợ 8.665,0 14.950,0 21.300,0 28.648,5 Thẻ tín dụng 285,0 325,0 349,8 384,8 Thẻ trả trước 150,0 230,0 363,0 464,6 Tổng số thẻ 9.100,0 15.500,0 22.000,0 29.480,0 Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International

Năm 2007, cả nước có 29 tổ chức phát hành thẻ, trong đó có 5 NHTM nhà nước; 19 NHTMCP; 4 ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

và 1 tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng. Số lượng thẻ phát hành tăng lên cả về số lượng và chủng loại với 120 thương hiệu thẻ. Trong đó xét theo phạm vi thì số lượng thương hiệu thẻ nội địa cao hơn một chút so với thẻ quốc tế (59% so với 41%), còn xét theo tính chất thanh toán thì thẻ ghi nợ chiếm phần lớn với 73 loại (chiếm 61%).

Bảng 2.4. Số lượng chủng loại thẻ phát hành tính đến năm 2007

1 Phân loại theo phạm vi

Thẻ nội địa 71 loại ( chiếm 59% ) Thẻ quốc tế 49 loại (41%)

2

Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

Thẻ ghi nợ 73 loại (chiếm 61%) Thẻ tín dụng 44 loại (chiếm 37%) Thẻ trả trước 3 loại (2%)

Nguồn: Thống kê của Hiệp hội ngân hàng năm 2007

Năm 2008 tiếp tục đánh dấu sự tăng vọt của thẻ ATM, tăng gần gấp đôi so với năm 2007 trong khi thẻ tín dụng và thẻ trả trước tăng rất ít.

Năm 2009, mặc dù vấp phải những khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà, ngành công nghiệp thẻ Việt Nam vẫn có những bước phát triển vững chắc tạo đà cất cánh cho thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI với việc các nhà phát hành thẻ ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp cao trong thiết kế và triển khai các dịch vụ liên quan thẻ tài chính - ngân hàng. Đặc biệt, năm 2009 còn là một dấu mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp thẻ Việt Nam khi năm ngân hàng nước ngoài - gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong - chính thức được phép triển khai đầy đủ các hoạt động bán lẻ, bắt đầu tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên tại thời điểm này, các ngân hàng trong nước vẫn chiếm thị phần lớn hơn.

Bàng 2.5. 6 NHPH có số lượng thẻ lớn nhất giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: ‘000 thẻ

2007 2008 2009

Đông Á bank 1.483,3 2.510,4 3.652,0

ACB 1.466,9 2.518,8 3.542,0

Agribank 1.228,5 2.015,0 2,750.0

BIDV 1.000,0 1.650,7 2.270,4

Vietinbank 2.020,2 1.727,0

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International

Bảng 2.6 . 6 NHPH có giá trị giao dịch thẻ lớn nhất giai đoạn 2007-2009

Đơn vị: tỷ VNĐ

2007 2008 2009

Vietcombank 7.171,4 11.181,0 15.264,0

Đông Á bank 2.379,5 5.196,8 9.397,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ACB 4.458,7 6.312,9 8.839,2

Agribank 2.284,3 3.949,6 5.101,5

BIDV 571,1 1.732,3 2.953,5

Vietinbank 2.379,5 4.677,1 7.518,0

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International Có thể thấy, Vietcombank luôn dẫn đầu trong số lượng thẻ phát hành ở Việt Nam cũng như giá trị giao dịch thanh toán. Số lượng giao dịch luôn gấp khoảng 1,5 lần trong khi và giá trị giao dịch vượt trội hơn hẳn so với ngân hàng đứng thứ hai là DAB. Xếp sau Vietcombank và DAB là ACB, ACB cũng là một trong các ngân hàng nội địa tham gia thị trường thẻ sớm nhất và định hướng sản phẩm thẻ là một trong các sản phẩm trọng tâm của ngân hàng. Năm 2010, sau ba năm thực hiện chỉ thị 20 của thủ tướng Chính phủ đã có 53% đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện chi trả lương qua tài khoản. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tiếp tục được mở rộng và vận hành hiệu quả, góp phần nâng cao dịch vụ thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Số lượng và giá trị giao dịch bằng thẻ cũng tăng mạnh.

Bảng 2.7. Giá trị giao dịch bằng thẻ Ngân hàng giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: nghìn tỷ VNĐ

2007 2008 2009 2010

Giao dịch thanh toán bằng thẻ Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thẻ trả trước 22,3 38,5 58,1 78,3 3,2 3,7 4,3 5,0 19,0 34,6 53,7 73,0 0,1 0,1 0,2 0,3 Tổng số giao dịch 237,1 273,7 328,6 435,3

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International

Bảng 2.8. Số lượng giao dịch bằng thẻ Ngân hàng giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: triệu giao dịch

2007 2008 2009 2010

Giao dịch qua máy ATM 230,9 380,9 520,0 702,0 Giao dịch thanh toán bằng thẻ

Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thẻ trả trước 31,0 57,1 89,7 123,5 0,9 1,1 1,3 1,5 29,9 55,7 88,0 121,4 0,2 0,3 0,4 0,6 Tổng số giao dịch 261,9 438,0 609,7 825,5

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International Theo bảng 2.7 và 2.8, giá trị giao dịch bằng thẻ năm 2010 là 435,3 nghìn tỷ, tăng gấp hai lần so với năm 2007 trong khi số lượng giao dịch là 825,5 triệu, tăng gấp hơn ba lần so với năm 2007. Ở giai đoạn này, cũng giống như giai đoạn trước, phần lớn các giao dịch vẫn diễn ra tại máy ATM, tuy nhiên tỷ lệ số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch sử dụng máy ATM giảm dần qua các năm từ chiếm 88,2% tổng số lượng giao dịch và 90.6% giá trị giao dịch năm 2007 xuống các con số lần lượt là 85,0% và 82,1% năm 2010. Ngược lại, tỷ lệ giao dịch tại các máy POS bắt đầu tăng nhẹ giai đoạn này cả về giá trị tuyệt đối lẫn giá trị tương đối.

Năm 2010 còn là năm đánh dấu sự phát triển của thẻ tín dụng với khoảng 400.000 thẻ tín dụng quốc tế được phát hành. Rất nhiều loại thẻ tín dụng mới được ra đời như Visa Platinum của ACB; Citibank PremierMiles của CitiVietnam…Các ngân hàng tăng cường đầu tư vào thị trường thẻ tín dụng

với nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. ANZ với chương trình chi tiêu mười triệu hoàn lại một triệu, hay HSBC với vạn dặm năm châu: tích lũy điểm thưởng để có thể đến thăm bất kỳ vùng đất xinh đẹp nào trên thế giới… Chính các chương trình khuyến mại cùng với chiến lược marketing tổng thể đã đẩy mạnh tiêu dùng thẻ tín dụng trong nước, loại thẻ trước đây thường chỉ được chi tiêu ở nước ngoài.

Bảng 2.9. Tỷ lệ thanh toán tiêu dùng trong nước và quốc tế chia theo các

loại thẻ năm 2010

Đơn vị: % giá trị phân tích Trong nước Quốc tế Tổng

Giao dịch bằng thẻ tín dụng 57,0 43,0 100,0

Giao dịch bằng thẻ ghi nợ 97,0 3,0 100,0

Giao dịch bằng thẻ trả trước 72,0 28,0 100,0

Nguồn: Vietnam Financial Cards and Payments - Euromonitor International Theo bảng 2.9, tỷ lệ giao dịch bằng thẻ tín dụng không có sự chênh lệch quá cao giữa tiêu dùng trong nước và tiêu dùng quốc tế. Ngược lại, giao dịch trong nước bằng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước chiếm tận 97% và 72% tổng giá trị phân tích. Nguyên nhân là do đối với tiêu dùng quốc tế, thẻ tín dụng được coi là phương pháp thanh toán ưu việt hơn cả trong ba loại hình thẻ thanh toán.

Nhìn chung, hơn hai mươi năm phát triển, số lượng thẻ phát hành và giá trị giao dịch liên tục tăng mạnh qua các năm. Tăng mạnh nhất vẫn là thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước vẫn tăng chậm hơn. Số lượng giao dịch cũng chủ yếu là rút tiền mặt tại máy ATM, tỷ lệ sử dụng thẻ với mục đích thanh toán còn hạn chế. Đây cũng là một trong những khó khăn của thị trường thẻ nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 46 - 50)