Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động thẻ Ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 33 - 35)

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của khoa học công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính đã thúc đẩy các phương thức TTKDTM phát triển. Trong đó thanh toán bằng thẻ là một trong những phương tiện TTKDTM phổ biến và được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng nhất hiện nay.

Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, thẻ thanh toán đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhưng hành lang pháp lý lúc bấy giờ mới chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc NHNN ký ban hành ngày10/4/1993, quy định “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh toán” chưa tạo điều kiện cho thẻ thanh toán phát triển.

Năm 2006, quyết định 291/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây là đề án đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động kinh doanh thẻ trong nước phát triển. Theo đề án, đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Cuối năm 2010, phấn đấu tỷ lệ trả lương qua tài khoản cho cán bộ hưởng lương ngân sách là 70%, công nhân lao động trong khu vực

doanh nghiệp, tư nhân là 50% . Năm 2020 nâng các con số này lên mức 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Trong năm 2007, cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ Ngân hàng tiến thêm một bước với Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ Ngân hàng. Môi trường kinh doanh thẻ thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đối với các NHPHT, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo Quy chế, và phải nhận được đánh giá của NHNN về sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ không chỉ là các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể tham gia phát hành thẻ nếu được NHNN chấp thuận. Các quy định đi theo hướng chỉ tạo ra một hành lang pháp lý chung, tránh can thiệp cụ thể vào hoạt động của các tổ chức phát hành, thanh toán thẻ.

Tiếp theo là quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng. Ngoài ra, nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán thẻ và hạn chế việc lợi dụng giao dịch thẻ cụ thể là lợi dụng tính chất vô danh của thẻ trả trước trong các hoạt động tội phạm, gian lận thương mại, rửa tiền Thống đốc đã ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh là không vượt quá năm triệu đồng Việt Nam.

Đặc biệt với chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ban hành ngày 24/8/2007 về chủ trương trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Chính phủ, dịch vụ thẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đặt ra. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các NHTM Việt Nam. Do đó, thông tin về các sự cố, rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ có thể tác động tiêu cực không chỉ đến hoạt động phát hành, thanh toán thẻ của các NHTM, mà còn ảnh

hưởng đến chủ trương chính sách của Chính phủ, NHNN đối với việc phát triển TTKDTM nói chung và trả lương qua tài khoản nói riêng.

Với mục tiêu kết nối hệ thống thanh toán của các tổ chức phát hành, tổ chức thanh toán thẻ vào một trung tâm chuyển mạch thẻ tập trung, tạo mạng lưới ATM rộng khắp, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ Ngân hàng, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 3113/QĐ- NHNN ngày 31/12/2007 phê duyệt đề án thành phần về Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất thuộc đề án tổng thể “TTKDTM giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020” (ban hành kèm theo Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Với trung tâm chuyển mạch thẻ, các máy ATM/POS có thể sử dụng cho nhiều loại thẻ được phát hành từ các ngân hàng khác nhau; tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phục vụ người sử dụng thẻ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w