Kiến nghị với các cơ quan hữu trách 1 Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 80 - 85)

3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường mới phát triển nên còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Một trong số đó là hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, còn thiếu tính định hướng cho thị trường thống nhất và phát triển cũng như tính răn đe đối với các loại hình tội phạm. Hầu hết các vụ giả mạo thẻ và giao dịch giả mạo đều được các ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan pháp luật ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ Việt Nam, nước ta sẽ phải đối mặt với sự tấn công mang tính tổ chức của các tổ chức tội phạm thẻ quốc tế. Hiện nay trong Bộ luật hình sự Việt Nam, chúng ta chưa có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội phạm làm và tiêu thụ thẻ giả cũng như hành vi lừa đảo hoặc cấu kết thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo. Chính vì vậy, trong một số vụ án cấu kết giả mạo giao dịch thẻ và tiêu thụ thẻ giả bị phát hiện vừa qua, người phạm tội chủ yếu bị quy kết vào tội tiêu thụ tiền giả, đền lại số tiền lừa đảo cho ngân hàng hoặc cho ĐVCNT và chấp hành hình phạt theo quy định. Do đó Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài

nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các TCTQT cũng như các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật Việt Nam.

3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam

Trong thời gian qua, NHNN đã phát huy tốt vai trò đầu tàu thống nhất thị trường thẻ Việt Nam như xúc tiến xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia, hỗ trợ kết nối ba liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, cùng với trung tâm thông tin tín dụng được coi là một thư viện lưu trữ các thông tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, phòng ngừa rủi ro cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên trước xu hướng phát triển mới, NHNN phải nỗ lực hơn nữa trong việc:

Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ,

nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT. NHNN phải đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; tiếp tục quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Thứ hai, cần xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại dựa trên nền tảng

CNTT. Chúng ta phải tận dụng cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu của khoa học công nghệ, vì vậy cần tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực; trang bị máy móc hiện đại và đồng bộ, được quản lý, vận hành bởi đội ngũ cán bộ chuyên

nghiệp trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, không bị ách tắc.

Thứ ba, cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ

chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân, thanh toán dưới 5 triệu đồng, đối với tổ chức dưới 10 triệu đồng được sử dụng tiền mặt, trên mức đó phải TTKDTM.

Thứ tư, cần ban hành các qui định hướng dẫn cụ thể qui tắc an toàn, tiêu

chuẩn, chuẩn mực tối thiểu cho các ngân hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán thông qua phương tiện điện tử, hệ thống ATM... nhằm giảm rủi ro cho các NHTM, đồng thời bảo vệ thông tin cho người tiêu dùng.

Thứ năm, cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng cho

hoạt động thẻ theo hướng sau: Thu thập các thông tin về chủ thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo các tiêu thức: số lượng thẻ tín dụng đã phát hành, phát hành tại tổ chức nào, tình hình thanh toán sao kê, thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành thẻ, có liên quan đến hành vi gian lận trong quá trình sử dụng thẻ bị ngân hàng phát hành chấm dứt sử dụng thẻ chưa... Những thông tin thu thập về chủ thẻ sẽ hỗ trợ ngân hàng phát hành đánh giá chính xác chủ thẻ từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành của ngân hàng.

3.3. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ của các NHPHT và NHTTT Việt Nam

Hiệp hội thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển đa dạng và mạnh mẽ, bước đầu thực hiện được tiêu chí của Hội là “ diễn đàn hợp tác và trao đổi kinh nghiệm của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam ”. Hiệp hội thẻ ra đời đã thu hút được hầu hết các ngân hàng Việt Nam tham gia. Các ngân hàng trong Hội đã thống nhất mức phí thanh toán tối thiểu và việc áp dụng thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các ngân hàng và thị trường thẻ cạnh tranh lành

mạnh. Hội cũng đã thu thập tình hình khó khăn thuận lợi cũng như vướng mắc của các ngân hàng trong Hội về phát hành và thanh toán thẻ để cùng nhau đề ra các giải pháp khắc phục. Trong thời gian tới Hiệp hội thẻ cần tiếp tục phát huy vai trò “ diễn đàn hợp tác trao đổi” của mình trong thống nhất và phát triển lĩnh vực kinh doanh thẻ tại thị trường Việt Nam. Hiệp hội thẻ cũng cần đưa ra các quy định chuẩn hóa tính năng của thẻ; chuẩn hóa các khâu trong quá trình thanh toán, từ NHPHT đến NHTTT, từ NHTTT đến ĐVCNT, từ ĐVCNT đến người tiêu dùng đảm bảo tính thống nhất cho toàn bộ thị trường. Đối với các thành viên, cần phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng. Ngoài ra, hiệp hội thẻ là đầu mối tổ chức, nghiên cứu đưa ra các đề xuất hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ, đầu mối liên lạc với các TCTQT trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ và tổ chức các khoá học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên trong hoạt động phòng chống rủi ro kinh doanh thẻ.

KẾT LUẬN

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trước sự xâm nhập của các Ngân hàng nước ngoài, chúng ta cần thống nhất thị trường thẻ, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng nội địa trong thời gian tới. Có thể khẳng định, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhất, hấp dẫn đối với các nhà phát hành thẻ do nền kinh tế đang phát triển nhanh, dân số với cơ cấu trẻ trong khi có rất ít người đã và đang sử dụng thẻ theo đúng mục đích thanh toán. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là tâm lý ưa thích tiêu dùng tiền mặt của người dân, thiếu kinh nghiệm đối phó với rủi ro khiến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước duy trì ở mức thấp. Vì vậy, giải pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng cần có sự phối hợp đồng bộ của cả Chính phủ, NHNN, Hiệp hội thẻ Việt Nam cùng với bản thân các NHTM.

Với những giải pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng được đề cập trong chương ba, đề tài hướng đến mục tiêu xây dựng thị trường thẻ phát triển, an toàn và hiệu quả. Để có được những giải pháp này đề tài đã tham khảo nhiều thông tin, nguồn tài liệu về kinh doanh thẻ, các giải pháp được chuyên gia kinh tế đề xuất cũng như sự tư vấn góp ý từ phía giáo viên hướng dẫn.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, bài khóa luận không thể tránh khỏi sai sót và giải pháp mang tính chủ quan. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cô để đề tài được hoàn thiện và có tính khả thi hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giài pháp thống nhất hệ thống thẻ ngân hàng tại việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w