Những giải pháp thúc đẩy phát triển thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 71 - 79)

5. Kết cấu của đề tài

2.4 Những giải pháp thúc đẩy phát triển thƣơng mại dịch vụ ở Việt Nam

Có rất nhiều giải pháp để Việt Nam phát triển lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ trong quá trình hội nhập. Theo đó, cần ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ chiến lƣợc: dịch vụ, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, hậu cần, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bƣu chính viễn thông, xây dựng. Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tăng cƣờng đầu tƣ vào các nguồn lực để phát triển, tăng cƣờng liên kết trong kinh doanh….

Để nhanh chóng hội nhập với sân chơi WTO, Việt Nam cần tích cực tham gia các hoạt động và diễn đàn WTO về thƣơng mại dịch vụ. Bên cạnh đó, cần thiết lập hệ thống báocáo thống kê và phân loại đối với các lĩnh vực dịch vụ then chốt theo tiêu chuẩn quốc tế, để hổ trợ tốt hơn cho công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý và định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Việt Nam đang có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ nhƣ: Bờ biển dài, nhiều vịnh kín, mức nƣớc sâu rất thuận lợi để phát triển hoạt động giao nhận, vận tải ngoại thƣơng, dịch vụ hậu cần cảng biển; nguồn lao động dồi dào; làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh từ khi Việt Nam gia nhập WTO; với vị thế “top” 20 trong số các nƣớc hấp dẫn về dịch vụ này... Song, cũng theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, sẽ có nhiều tập đoàn dịch vụ lớn nƣớc ngoài tràn vào, đặt ra những thách thức lớn đối với các sản phẩm, doanh nghiệp và từng ngành dịch vụ. Nếu các ngành dịch vụ của Việt Nam không kịp hoàn chỉnh trong phạm vi toàn quốc, từng địa phƣơng thì rất dễ mất thị trƣờng trong nƣớc. Trong sự đan xen giữa thuận lợi và khó khăn đó, điều cần thiết hiện nay là phải tiến hành các giải pháp cơ bản và trƣớc mắt để ƣu tiên áp dụng. Cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức và hiểu biết về xuất khẩu dịch vụ. Đây đƣợc coi là yếu tố đầu tiên trong việc đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Doanh

GVHD: Dương Văn Học 65 SVTH: Mai Anh Thư

nghiệp phải đảm bảo đƣợc một số tiêu chí nhƣ: xây dựng đƣợc lòng tin ở khách hàng, phải tự làm công tác Marketing, liên tục đổi mới, sáng tạo để giữ thị phần, phải luôn tìm hiểu nhu cầu mới, thiết kế dịch vụ mới… Nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam còn non trẻ, khả năng vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngoài còn hạn chế, vì thế phƣơng thức xuất khẩu dịch vụ hiệu quả nhất trƣớc mắt và lâu dài chính là xuất khẩu dịch vụ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các tổ chức nƣớc ngoài và khách nƣớc ngoài đến du lịch ở Việt Nam.

Thứ hai, về phƣơng diện quản lý. Phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển tổng thể về dịch vụ nói chung và xuất nhập khẩu dịch vụ nói riêng để nâng cao tầm nhận thức của dịch vụ và vai trò của nó trong chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ nhằm giảm dần nhập siêu và tiến tới cải thiện cán cân dịch vụ. Tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách thuế, đầu tƣ, thế chấp, tín dụng…khuyến khích việc tập trung mọi nguồn lực xã hội đầu tƣ cho dịch vụ, vừa phù hợp với các chế định quốc tế vừa thích hợp với thực trạng của Việt Nam. Xúc tiến xây dựng thƣơng hiệu dịch vụ quốc gia, chấn chỉnh công tác hạch toán - thống kê dịch vụ theo chuẩn quốc tế. Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý, thủ tục kiểm tra trên đƣờng vận hành, quá cảnh tại cửa khẩu, nơi lƣu trú.

Trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển xuất khẩu xác định rõ vị trí và vai trò của cả xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ, trong đó tốc độ tăng trƣởng của xuất khẩu dịch vụ phải cao hơn xuất khẩu hàng hóa

Thứ ba, về cơ sở vật chất. Khẩn trƣơng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ, trƣớc hết là đƣờng sá, điện lực, viễn thông. Cơ sở xây mới phải đạt trình độ khu vực và quốc tế từ quy mô đến trang bị kỹ thuật, bộ máy vận hành, để các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài đến Việt Nam dùng dịch vụ của Việt Nam và ngƣợc lại ngƣời Việt Nam không cần sử dụng dịch vụ của nƣớc ngoài.

Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp cả tiềm năng, lợi thế, cùng sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu, tạo ra sản phẩm của mình có chất lƣợng tốt, phong cách điều hành chuyên nghiệp, tay nghề thành thạo, thái độ phục vụ văn minh. Khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam để hình thành các tập đoàn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn kéo dịch vụ Việt Nam vƣợt qua những thách thức mới.

Thứ năm, đi đôi với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc cần xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh doanh thƣơng mại hoặc tập đoàn kinh tế - tài chính đủ sức chi phối và dẫn dắt các doanh nghiệp khác

GVHD: Dương Văn Học 66 SVTH: Mai Anh Thư

Thứ sáu, kết hợp việc xúc tiến các ngành dịch vụ với xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, để nâng cao năng lực và hiệu quả tiếp thị những nhu cầu dịch vụ từ nƣớc ngoài. Xây dựng mạng lƣới thu thập thông tin về nhu cầu dịch vụ của nƣớc ngoài thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nƣớc, cùng kiều bào ta để nhận đƣợc những gói thầu chính, hợp đồng gốc.

Thứ bảy, đầu tƣ tốt vào công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn lực cho xuất khẩu lao động, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhân lực chất lƣợng cao của những nền kinh tế phát triển. Tổ chức và khai thác tốt thị trƣờng khách du lịch quốc tế, chú trọng các nguồn khách du lịch có thu nhập cao đến từ các nền kinh tế phát triển và thu hút cả nguồn khách có thu nhập bình dân. Đảm bảo cung cấp toàn bộ các nhu cầu vận tải hàng hoá (xuất khẩu và nhập khẩu )của Việt Nam. Đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin để duy trì vị thế cao về lĩnh vực này trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh mỗi dịch vụ chính cần tổ chức nhiều dịch vụ kèm theo để tận dụng nguồn thu từ mọi nhu cầu tiêu dùng của khách.

Thứ tám, thực hiện phƣơng châm quốc tế hoá và xã hội hoá đào tạo nguồn lực. Muốn thế, cần tranh thủ hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học và kinh nghiệm, đào tạo những chuyên gia về soạn thảo chiến lƣợc, hoạch định cơ chế chính sách, làm giám đốc điều hành đơn vị. Thiết kế các “mẫu sản phẩm” dịch vụ cao cấp đồng thời, nhà nƣớc phối hợp với các Hiệp hội ngành nghề dịch vụ, huy động năng lực của cộng động doanh nghiệp để “bán” các sản phẩm dịch vụ cao cấp đó.

Thứ chín, để đạt đƣợc mục tiêu tốc độ xuất khẩu dịch vụ cao hơn xuất khẩu hàng hóa, cần mở rộng thị trƣờng mới đồng thời, vẫn duy trì và nâng cao thị phần trên các thị trƣờng quen thuộc. Tránh việc tập trung quá lớn vào một thị trƣờng làm suy giảm khả năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trƣờng mới và khó có thể phát triển bền vững khi tập trung vào một thị trƣờng.

Để xuất khẩu dịch vụ tăng nhanh và thu ngoại tệ, các doanh nghiệp, các ngành tăng cƣờng năng lực, khả năng cạnh tranh của sản xuất sản phẩm dịch vụ xuất khẩu, thông qua đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện hoạt động và công nghệ, tiền vốn để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm. Về cơ chế tạo nguồn vốn đầu tƣ phải huy động bằng nhiều nguồn, nhƣng trong đó phải kể đến nguồn vốn từ ngân sách ƣu đãi đầu tƣ của nhà nƣớc và các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực hiện giảm chi ngoại tệ nhập khẩu, đối với một số ngành dịch vụ có nhập khẩu trang thiết bị chuyên dụng, vật liệu thì phải tạo điều kiện sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu để giảm nhập khẩu (hàng không, tàu biển).

GVHD: Dương Văn Học 67 SVTH: Mai Anh Thư

Kết luận chƣơng II

Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), bắt đầu quá trình thực thi các nghĩa vụ và quyền lợi với tƣ cách một thành viên của Tổ chức Thƣơng mại quy mô toàn cầu này. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, là cột mốc đánh dấu sự hội nhập sâu rộng của đất nƣớc vào nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, việc gia nhập WTO cũng thể hiện sự tín nhiệm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành quả của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội trong nƣớc và mở cửa, hội nhập với bên ngoài của Việt Nam.

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế. Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cƣ, góp phần đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế…

Thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO là chúng ta thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tận tâm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết sẽ là động lực để chúng ta phát triển, hội nhập với kinh tế thế giới.

Việt Nam đã nhận thức rõ những thách thức và thuận lợi khi trở thành thành viên WTO. Một trong những thách thức lớn nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh quốc tế, nhất là sau khi hạ thấp hàng rào thuế quan, loại bỏ trợ cấp trái với quy định WTO. Tuy vậy, cơ hội sẽ nhiều hơn nhất là cạnh tranh sẽ sàng lọc doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng sử dụng hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ hơn, qua đó kích thích nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn. Nhìn chung, các tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam là tích cực.

GVHD: Dương Văn Học 68 SVTH: Mai Anh Thư

KẾT LUẬN

Thông qua đề tài nghiên cứu “Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ trong WTO và cam kết của Việt Nam” chúng ta có thể có đƣợc cái nhìn tổng quan hơn cũng nhƣ những nội dung quan trọng đƣợc quy định trong Hiệp định và trong Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam về lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ. Mặc dù GATS chỉ quy định những nghĩa vụ đối với chính phủ các nƣớc thành viên chứ không quy định gì về quyền lợi hay nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhƣng không phải vì thế mà doanh nghiệp không quan tâm tới GATS. Viêc nghiên cứu GATS và Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam vì các doanh nghiệp này sẽ đƣợc lợi hoặc chịu tác động của hiệp định thông qua việc Chính phủ các nƣớc thành viên thực hiện nghĩa vụ trong GATS khi ban hành chính sách, quy định về thƣơng mại dịch vụ ở nƣớc mình.

Từ việc nghiên cứu GATS và Biểu cam kết về dịch vụ ở Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ các quy định trong hiệp định và mức độ cam kết mở cửa thị trƣờng thƣơng mại dịch vụ của Việt Nam từ đó thấy đƣợc việc gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội cho chúng ta mở rộng thị trƣờng cùng với việc giảm dần các rào cản gia nhập thị trƣờng sẽ tạo ra môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh thông thoáng, tự do hóa thƣơng mại sẽ giúp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng cƣờng tính cạnh tranh, tính lành mạnh của thị trƣờng dịch vụ, đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc. Nhƣng bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nƣớc với vốn mỏng, nhân lực yếu, có thể sẽ không đứng vững đƣợc trong môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt . Đứng trƣớc thực tế này, nhà nƣớc và doanh nghiệp cần phải phối hợp tốt với nhau trong quá trình mở cửa thị trƣờng, tự do hóa thƣơng mại và để có thể sánh đƣợc với các cƣờng quốc trên thế giới thì chúng ta cần phải cố gắng hơn rất nhiều và đây là sự cố gắng của cả đất nƣớc từ các cơ quan đến các doanh nghiệp. Có nhƣ vậy chúng ta mới có thể tận dụng triệt để những cái lợi mà Hiệp định GATS mang lại.

Hy vọng đề tài sẽ góp phần vào việc giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Việt Nam có đƣợc cái nhìn tổng quan hơn về Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ và cam kết cụ thể của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ. Từ đó, có thể xây dựng, hoạch định chiến lƣợc để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện chúng ta từng bƣớc hội nhập kinh tế thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục điều ƣớc quốc tế

1. Hiệp định Marrakesh 1994 về thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 2. Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ - GATS

3. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ và Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo điều II (WT/ACC/VNM/48/ Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam

Danh mục các văn bản pháp luật

1. Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

2. Nghị định 30/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2014 quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

3. Thông tƣ 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 hƣớng dẫn thi hành nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam

4. Quyết định 10/2007/QĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

Danh mục Sách, báo, tạp chí

1. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WT/ACC/VNM/48)

ngày 27/10/2006

2. Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013

của Bộ giao thông vận tải ngày 07/01/2013

3. Bộ Công Thƣơng, Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO - Bình luận của người trong cuộc, NXB Thống kê, năm 2009

4. Bộ Công Thƣơng và Ủy ban châu Âu, Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên II (MUTRAP II), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, NXB lao động – Xã hội, Hà Nội, 2007

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11, NXB Chính trị quốc gia, năm 2011

6. Đặng Minh Phƣơng, kinh tế thị trường ở Việt Nam dưới góc nhìn của triết học,

7. Hồ Văn Vĩnh, Thương mại dịch vụ: Một số lý luận và thực tiễn, Tạp chí cộng sản điện tử, 2006, số 108

8. Nguyễn Duy Quý, công cuộc đổi mới: những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 13-3-2009

9. Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp về WTO và cam kết WTO của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009

10. Nguyễn Thu Hằng, “Xu hướng phát triển của khu vực dịch vụ trên thế giới”,

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)