5. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Dịch vụ thông tin
2.2.2.1 Dịch vụ chuyển phát
Các dịch vụ chuyển phát nhanh có thể bao gồm, ngoài tốc độ xử lý nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn, các yếu tố gia tăng giá trị nhƣ thu gom tận tay ngƣời gửi, phát tận
GVHD: Dương Văn Học 44 SVTH: Mai Anh Thư
tay ngƣời nhận, truy tìm và định vị, khả năng thay đổi nơi nhận và địa chỉ nhận trong khi đang vận chuyển phát hành.48
Phạm vi cam kết, dịch vụ chuyển phát nhanh là dịch vụ mới nhƣng phát triển rất nhanh tại Việt Nam. Việt Nam đã cho phép nhiều công ty chuyển phát hàng đầu thế giới nhƣ DHL, UPS, TNT, Fedex … tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trƣờng Việt Nam 49. Có công ty đã đƣợc phép thành lập liên doanh với đa số vốn và nắm quyền kiểm soát.
Phương thức cung cấp, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép hiện diện dƣới hình thức liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 51% vốn pháp định. Hạn chế này đƣợc duy trì trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập. Đến năm 2012, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài sẽ đƣợc góp vốn với tỷ lệ không hạn chế trong liên doanh. Cũng vào năm 2012, họ sẽ đƣợc thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài để cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh.
Việt Nam cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh.
2.2.2.2 Dịch vụ viễn thông
Phạm vi cam kết, dịch vụ viễn thông là một trong những dịch vụ có cam kết phức tạp nhất trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam. Dịch vụ viễn thông đƣợc chia thành: Dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.
Dịch vụ viễn thông cơ bản chia thành 2 nhóm: Nhóm dịch vụ mạng riêng ảo (cho phép thiết lập một mạng dàng riêng để kết nối các máy tính lại với nhau thông qua mạng internet công cộng)50 và nhóm bao gồm tất cả các dịch vụ đƣợc liệt kê từ điểm (a) đến (o).51
Dịch vụ giá trị gia tăng chia thành 2 nhóm: Nhóm dịch vụ truy nhập internet (IAS) và nhóm bao gồm các dịch vụ đƣợc liệt kê từ điểm (h) đến (n).52
48
Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo điều II (WT/ACC/VNM/48/ Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, tr 25.
49 Bộ Thông tin và Truyền thông, Số liệu thống kê mạng lưới bưu chính,
http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/buuchinh/Trang/Sốliệuthốngkêmạnglƣớibƣuchính.aspx [ngày 14- 12-2013].
50 Hải Nhân, Hệ thống mạng riêng ảo (VPN), Báo vtn,
Http://vtn.com.vn/chuyen-muc/dich-vu-truyen-so-lieu-p21297c27975.html [ngày truy cập 15-11-2014).
51 Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo điều II (WT/ACC/VNM/48/ Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, tr 26.
52Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo điều II (WT/ACC/VNM/48/ Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. tr.30.
GVHD: Dương Văn Học 45 SVTH: Mai Anh Thư
Tổng cộng có 4 nhóm. Mỗi nhóm đều có cam kết riêng cho cả 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ. Trong phƣơng thức cung cấp dịch vụ qua biên giới đƣợc tách thành dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất; và dịch vụ viễn thông vệ tinh. Trong phƣơng thức hiện diện thƣơng mại đƣợc tách thành dịch vụ không có hạ tầng mạng; và dịch vụ có hạ tầng mạng.
Phương thức cung cấp
Phƣơng thức (1) - Cung cấp dịch vụ qua biên giới
Cam kết đƣa ra tại phƣơng thức cung cấp dịch vụ qua biên giới là nhƣ nhau cho cả 4 nhóm dịch vụ viễn thông. Có hai hạn chế đƣợc áp dụng tại phƣơng thức này là: Dịch vụ phải đƣợc cung ứng thông qua thoả thuận thƣơng mại với pháp nhân đƣợc thành lập tại Việt Nam và pháp nhân Việt Nam trong thỏa thuận đó phải là đơn vị đã đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.
Hai hạn chế này đƣợc nới lỏng cho dịch vụ viễn thông vệ tinh. Cụ thể, ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh nƣớc ngoài có thể tiếp cận trực tiếp một số đối tƣợng khách hàng nhƣ cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế v..v. Ba năm sau đó, họ đƣợc tiếp cận thêm các công ty xuyên quốc gia (TNC) với điều kiện các TNC này phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí nêu tại ghi chú số 19 Biểu cam kết. Để tiếp cận trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài, các đối tƣợng nêu trên đều phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép sử dụng dịch vụ viễn thông vệ tinh. Dịch vụ viễn thông vệ tinh vẫn phải chịu 2 hạn chế nhƣ đã nêu.
Việt Nam cam kết cho phép bên nƣớc ngoài đƣợc kết nối dung lƣợng cáp quang biển (dung lƣợng toàn chủ) của các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán dung lƣợng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế có hạ tầng mạng đƣợc cấp phép tại Việt Nam (nhƣ VNPT, Viettel, VP Telecom). Bốn năm sau khi gia nhập, bên nƣớc ngoài đƣợc phép bán dung lƣợng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế đƣợc cấp phép (nhƣ FPT, VNPT, Viettel, VP Telecom).
Phƣơng thức (3) - Hiện diện thƣơng mại
Có hai hạn chế đƣợc sử dụng tại phƣơng thức này là: hạn chế về lựa chọn đối tác và hạn chế về tỷ lệ tham gia vốn trong liên doanh (trong dịch vụ viễn thông, Việt Nam không cam kết hình thức công ty 100% vốn nƣớc ngoài và hình thức chi nhánh).
Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng
Dịch vụ viễn thông cơ bản, kể cả dịch vụ VPN, nếu có hạ tầng mạng, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
GVHD: Dương Văn Học 46 SVTH: Mai Anh Thư
đã đƣợc cấp phép tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không đƣợc vƣợt quá 49%
Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, kể cả dịch vụ IAS, nếu có hạ tầng mạng, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài cũng phải thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài trong liên doanh có thể lên tới 50%.
Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng53
Dịch vụ viễn thông cơ bản (trừ dịch vụ VPN) và dịch vụ IAS, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài phải thành lập liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã đƣợc cấp phép tại Việt Nam. Tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không đƣợc vƣợt quá 51%. Đến năm 2010, hạn chế về lựa chọn đối tác đƣợc bãi bỏ. Tỷ lệ tham gia vốn của nƣớc ngoài trong liên doanh cũng đƣợc nâng lên thành 65% (tối đa).
Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN), nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc tự do chọn đối tác để thành lập liên doanh nhƣng tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài trong liên doanh cũng không đƣợc vƣợt quá 70%.
Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (trừ dịch vụ IAS), nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc tự do lựa chọn đối tác để thành lập liên doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không đƣợc vƣợt quá 51%. Đến năm 2010, tỷ lệ góp vốn của phía nƣớc ngoài trong liên doanh đƣợc nâng lên thành 65% (tối đa).
Chuyển từ hợp đồng hợp tác liên doanh (BCC) sang hình thức khác
Với dịch vụ viễn thông cơ bản (ngoại trừ dịch vụ mạng riêng ảo) và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng (ngoại trừ dịch vụ truy nhập Internet IAS), Việt Nam cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đƣợc ký mới thoả thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn so với những điều kiện mà họ đang đƣợc hƣởng.Những điều kiện này có thể đƣợc giữ nguyên, tùy theo thỏa thuận với đối tác Việt Nam.
Việc cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng chịu nhiều hạn chế hơn là cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
2.2.2.3 Dịch vụ nghe nhìn
Phạm vi cam kết, Việc sản xuất và phân phối băng hình Việt Nam chƣa đƣa ra cam kết gì. Việc sản xuất và phân phối phim, nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc
53 Nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng là nhà cung cấp không sở hữu dung lƣợng truyền dẫn nhƣng hợp đồng thuê dung lƣợng từ nhà khai thác, sở hữu dung lƣợng đó, bao gồm cả dung lƣợng cáp quang biển, kể cả trên cơ sở dài hạn. Một nhà cung cấp không có hạ tầng mạng đƣợc phép sở hữu các trang thiết bị viễn thông trong phạm vi trụ sở hoạt động của mình và tại các điểm cung cấp dịch vụ công cộng đƣợc cho phép.
GVHD: Dương Văn Học 47 SVTH: Mai Anh Thư
phép hiện diện dƣới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã đƣợc phép cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 51%. Với dịch vụ chiếu phim, ngoài hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc hiện diện tại Việt Nam dƣới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam đã đƣợc phép cung cấp dịch vụ chiếu phim. Phần vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 51% vốn điều lệ của liên doanh.
Một số chủ thể không đƣợc phép tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh (BCC) hay thiết lập liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đó là các nhà văn hoá, các tụ điểm chiếu phim, các câu lạc bộ và hiệp hội chiếu phim công cộng và các đội chiếu bóng lƣu động. Đối với dịch vụ sản xuất phim, phát hành và chiếu phim phải đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm duyệt nội dung.
Phương thức, với dịch vụ ghi âm, Việt Nam chỉ cam kết phƣơng thức sử dụng dịch vụ tại nƣớc ngoài. Với phƣơng thức cung cấp qua biên giới và phƣơng thức hiện diện thƣơng mại Việt Nam chƣa đƣa ra cam kết.
2.2.3 Dịch vụ xây dựng
Nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc hiện diện dƣới hình thức liên doanh (không hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nƣớc ngoài) và công ty 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, trong 2 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty 100% vốn nƣớc ngoài chỉ đƣợc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các dự án có sự tài trợ của nƣớc ngoài tại Việt Nam. Năm 2010, các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài sẽ đƣợc phép hiện diện dƣới hình thức chi nhánh với điều kiện trƣởng chi nhánh phải là ngƣời thƣờng trú tại Việt Nam.
2.2.4 Dịch vụ phân phối
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: Dịch vụ đại lý hoa hồng, buôn bán, bán lẻ (gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp), nhƣợng quyền thƣơng mại.