Hạn chế về tiếp cận thị tường

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.1Hạn chế về tiếp cận thị tường

Việt Nam chƣa đƣa ra quy định đối với phƣơng thức cung cấp dịch vụ qua biên giới và phƣơng thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Điều này có nghĩa Việt Nam không duy trì các quy định và các biện pháp hạn chế áp dụng cho hai phƣơng thức này. Các biện pháp hạn chế, nếu có, sẽ đƣợc nêu tại cam kết của từng ngành, phân ngành dịch vụ cụ thể. Ví dụ phƣơng thức cung cấp dịch vụ qua biên giới trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục trong biểu cam kết chung ghi là “chƣa cam kết” nhƣng Việt Nam vẫn có quyền hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ giáo dục qua biên giới (giáo dục từ xa).

Nếu dịch vụ đƣợc cung ứng theo phƣơng thức hiện diện thƣơng mại, Việt Nam không hạn chế, nếu không có quy định nào khác trong Biểu cam kết cụ thể. Các doanh nghiệp đƣợc phép thành lập hiện diện thƣơng mại ở Việt Nam dƣới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nếu không có cam kết gì khác. Các văn phòng đại diện không đƣợc tham gia

GVHD: Dương Văn Học 32 SVTH: Mai Anh Thư

hoặc tiến hành các hoạt động sinh lợi trực tiếp. Các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài là cá nhân không đƣợc phép thành lập văn phòng đại diện vì theo quy định của Hiệp định chung về Thƣơng mại dịch vụ (GATS), nhà cung cấp dịch vụ là cá nhân không đƣợc cung cấp dịch vụ qua hình thức hiện diện thƣơng mại. Chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ là pháp nhân mới đƣợc hƣởng quyền này.39 Việt Nam chƣa cam kết việc thành lập chi nhánh trừ khi việc cho phép đó đƣợc quy định trong Biểu cam kết cụ thể. Chi nhánh đề cập ở đây là chi nhánh của doanh nghiệp bên ngoài, không phải của hiện diện thƣơng mại đã xuất hiện ở Việt Nam.

Trong khi về việc cho thuê đất đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn khá chung chung thì vấn đề góp vốn đƣợc quy định khá chi tiết. Đây là cam kết khá phức tạp. Trừ khi có quy định khác, việc góp vốn cổ phần của các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài tại Việt Nam không đƣợc vƣợt quá 30% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Sau 1 năm gia nhập tỷ lệ góp vốn sẽ bị bãi bỏ và Việt Nam phải đƣa ra tỷ lệ mới, trừ việc góp vốn mua cổ phần của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần và những ngành Việt Nam không đƣa vào biểu cam kết này nhƣ in ấn, xuất bản… Và Việt Nam có quyền quy định tỷ lệ tham gia cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở bất kỳ mức nào, thậm chí là 0%, và tỷ lệ mới sẽ tùy theo mức độ và thời gian mở cửa của ngành đó.

Trong phƣơng thức hiện diện thể nhân, Việt Nam chƣa cam kết, ngoại trừ, các biện pháp liên quan đến nhập cảnh và lƣu trú tạm thời của các thể nhân là ngƣời di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự khác, ngƣời chào bán dịch vụ và ngƣời chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thƣơng mại và ngƣời cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.40

Trong đó chỉ những cá nhân là ngƣời di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp và các nhân sự khác (thông thƣờng là nhân sự đƣợc thuê để làm chức vụ quản lý trong công ty) đƣợc lƣu trú tối đa 3 năm tại Việt Nam và có thể đƣợc gia hạn thêm thời gian lƣu trú. Các đối tƣợng còn lại (ngƣời chào bán dịch vụ, ngƣời chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thƣơng mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng) chỉ đƣợc lƣu trú tối đa 90 ngày tại Việt Nam và không đƣợc gia hạn thêm thời gian lƣu trú.41

Theo cam kết, các doanh nghiệp nƣớc ngoài đã thiết lập hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam (nhƣ văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) đƣợc phép luân chuyển

39

Bộ Công Thƣơng, Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO - Bình luận của người trong cuộc, NXB Thống kê, năm 2009, Tr.15.

40Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (WT/ACC/VNM/48) ngày 27/10/2006, tr 4.

41 Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ và Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc theo điều II (WT/ACC/VNM/48/ Add.2) ngày 27/10/2006 của Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, tr 7.

GVHD: Dương Văn Học 33 SVTH: Mai Anh Thư

các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia từ nơi khác sang Việt Nam làm việc trong hiện diện thƣơng mại mà họ đã thành lập tại Việt Nam. Những ngƣời này phải đã đƣợc doanh nghiệp nƣớc ngoài tuyển dụng 1 năm trƣớc khi sang Việt Nam.

Yêu cầu "ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia phải là công dân Việt Nam"42

đƣợc đƣa ra để khuyến khích nƣớc ngoài chuyển giao công nghệ quản lý cho ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp, mỗi hiện diện thƣơng mại của nƣớc ngoài đều đƣợc quyền có tối thiểu là 3 nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia không phải là ngƣời Việt Nam. Nói chung, các thành viên WTO không hạn chế việc di chuyển nhân sự cấp cao trong nội bộ công ty. Họ chỉ đƣa ra định nghĩa thế nào thì đƣợc coi là nhân sự cấp cao (nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia) nhằm hạn chế các trƣờng hợp lợi dụng cam kết để di chuyển lao động có tay nghề thấp.

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 38 - 40)