Nguyên tắc tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 29 - 30)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3.5Nguyên tắc tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ

Việc thừa nhận nguyên tắc tự do hóa từng bƣớc trong GATS là kết quả đấu tranh

30 Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ - GATS, Điều VII.

GVHD: Dương Văn Học 23 SVTH: Mai Anh Thư

của các nƣớc đang phát triển trong đàm phán về thƣơng mại dịch vụ tại Vòng đàm phán Uruguay. Cở sở của nguyên tắc này chính là sự không đồng nhất về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Hơn nữa, khoảng cách về trình độ phát triển, xét cả tổng thể nền kinh tế cũng nhƣ từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể, giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển là rất lớn. Vì vậy, quá trình tự do hóa thƣơng mại dịch vụ phải tiến hành từng bƣớc phù hợp với thực tiễn phát triển của mỗi quốc gia.

Các nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 4/5 số thành viên của WTO, tuy vậy tổng giá trị giao dịch thƣơng mại dịch vụ của các nƣớc này còn rất thấp. Hiện nay các nƣớc đang phát triển đều dành sự quan tâm đến việc phát triển thƣơng mại dịch vụ. Các quy định của GATS tạo điều kiện cho các nƣớc đang phát triển ở 2 điểm sau:

- Từng bƣớc tự do hóa thị trƣờng phù hợp với trình độ phát triển và mục tiêu của chính sách quốc gia của các thành viên đang phát triển. Các nƣớc đang phát triển không phải mở cửa thị trƣờng nhanh chóng và ở nhiều lĩnh vực dịch vụ nhƣ các nƣớc phát triển. Các nƣớc này có thể mở rộng việc tiếp cận thị trƣờng một cách dần dần, để phù hợp với tình hình phát triển và có thể quy định các điều kiện đi kèm khi mở cửa thị trƣờng cho ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng sự tham gia của các nƣớc đang phát triển vào thƣơng mại dịch vụ. Những cam kết của các nƣớc đang phát triển phải đƣợc thiết lập nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực dịch vụ tại thị trƣờng trong nƣớc, tăng cƣờng khả năng cung cấp các dịch vụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua việc tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng tiếp cận các kênh phân phối, hệ thống thông tin ở nƣớc ngoài, đặc biệt là tiếp cận thị trƣờng trong các lĩnh vực cũng nhƣ phƣơng thức cung cấp gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của họ.

Tiến trình tự do hóa từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán, song phƣơng và đa phƣơng theo hƣớng tăng mức độ chung của các cam kết cụ thể đƣợc các thành viên đƣa ra theo quy định của GATS. Các thành viên sẽ tiến hành những vòng đàm phán liên tiếp nhằm đạt đƣợc mức độ tự do hóa ngày càng cao hơn. Các cuộc đàm phán đó sẽ hƣớng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác động có hại đối với thƣơng mại dịch vụ quốc tế. Tiến trình đó đƣợc tiến hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 29 - 30)