Nguyên tắc tối huệ quốc

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3.1Nguyên tắc tối huệ quốc

Đối xử tối huệ quốc (Most Favoured nation – MFN), là nguyên tắc cơ bản của thƣơng mại quốc tế. Nguyên tắc này quy định chính phủ của nƣớc thành viên không đƣợc phép có sự phân biệt đối xử giữa các dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác trong WTO, phải dành cho họ sự ƣu đãi và cơ hội đồng đều. Điều II của Hiệp định GATS quy định “Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi hiệp định này, mỗi nƣớc thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nƣớc thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng tự của bất kỳ nƣớc nào khác”. Nghĩa vụ này áp dụng đối với tất cả các biện pháp ảnh hƣởng đến thƣơng mại dịch vụ ở tất cả các ngành cho dù có cam kết cụ thể hay chƣa.

Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong thƣơng mại dịch vụ có vấn đề thực tiễn phát sinh là: Khi GATS bắt đầu có hiệu lực thì một số thành viên đã có những hiệp định song phƣơng hoặc hiệp định khu vực, theo đó các bên đã dành cho nhau chế độ ƣu đãi khá rộng về lĩnh vực dịch vụ. Các nƣớc này cho rằng không thể ngay một lúc xóa bỏ các hiệp định song phƣơng hoặc hiệp định khu vực hoặc đem những ƣu đãi đặc biệt này để áp dụng cho các thành viên khác. Vì vậy các thành viên của GATS đã nhất trí đi đến thỏa thuận chung là các nƣớc có thể tiếp tục duy trì những ƣu đãi ngoại lệ với một số nƣớc và với một số hình thức dịch vụ. Các thành viên phải quy định rõ trong Danh mục miễn trừ đối xử tối huệ quốc những biện pháp đƣợc miễn trừ và thời hạn miễn trừ bên cạnh những cam kết khác.

GVHD: Dương Văn Học 20 SVTH: Mai Anh Thư

Bên cạnh đó, GATS còn cho phép các thành viên dành điều kiện thuận lợi hơn cho các nƣớc lân cận nhằm thúc đẩy trao đổi, cung cấp và tiêu thụ dịch vụ. Các thành viên có chung đƣờng biên giới có thể dành những ƣu đãi cho nhau mà không phụ thuộc vào nghĩa vụ thực hiện đối xử tối huệ quốc đã cam kết trong Danh mục cam kết cụ thể.

1.3.3.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia26 và tiếp cận thị trường27

Nguyên tắc đối xử quốc gia (Nationat Treament – NT), cũng nhƣ nguyên tắc tối huệ quốc, đƣợc xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc không phân biệt đối xử. Theo nguyên tắc của GATS nguyên tắc tối huệ quốc đƣợc áp dụng ngay lập tức, vô điều kiện và mọi thành viên WTO phải chấp nhận nhƣng có ngoại lệ. Còn đối với nguyên tắc đối xử quốc gia thì đó không phải là nghĩa vụ chung mà là nghĩa vụ có điều kiện và đƣợc đàm phán trong quá trình gia nhập.

Kết quả đàm phán về mở cửa thị trƣờng và đối xử quốc gia đƣợc ghi nhận trong danh mục cam kết cụ thể. Theo đó Điều XVII quy định “mỗi thành viên phải dành cho dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ của bất kỳ nƣớc thành viên nào khác sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ mà thành viên đó đã, đang và sẽ dành cho dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ của nƣớc mình”. Sự đối xử không thoả mãn yêu cầu của nguyên tắc đối xử quốc gia là sự đối xử làm cho điều kiện cạnh tranh có lợi hơn cho dịch vụ hay ngƣời cung cấp dịch vụ trong nƣớc so với dịch vụ hay ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài. Mục đích của GATS là nhằm dỡ bỏ những hạn chế và phân biệt đối xử đối với ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho họ tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc. Do đó, mức độ cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia của một nƣớc thể hiện mức độ mở cửa thị trƣờng dịch vụ của bản thân nƣớc đó.

Để đảm bảo cho ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc hƣởng những điều kiện về cạnh tranh tƣơng đƣơng với ngƣời cung cấp dịch vụ trong nƣớc, GATS quy định các thành viên phải loại bỏ 6 hạn chế sau đây trong những lĩnh vực có cam kết mở cửa thị trƣờng dù là ở quy mô vùng hay trên toàn lãnh thổ:28

Một là, các hạn chế về số lƣợng ngƣời cung cấp dịch vụ dƣới hình thức hạn ngạch, độc quyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Hai là, hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hoặc tài sản dƣới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế.

26

Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ - GATS, Điều XVII.

27 Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ - GATS, Điều XVI.

GVHD: Dương Văn Học 21 SVTH: Mai Anh Thư

Ba là, hạn chế số lƣợng các hoạt động dịch vụ hoặc số lƣợng dịch vụ đầu ra tính theo số lƣợng đơn vị dƣới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Bốn là, hạn chế số lƣợng thể nhân có thể đƣợc tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thể hoặc một ngƣời cung cấp dịch vụ đƣợc phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếp liên quan đến việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dƣới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Năm là, các biện pháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thông qua đó ngƣời cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ.

Sáu là, hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nƣớc ngoài bằng việc quy định giới hạn phần trăm tối đa cổ phần của bên nƣớc ngoài hoặc tổng giá trị đầu tƣ nƣớc ngoài tính đơn hoặc tính gộp.

Đãi ngộ quốc gia trong dịch vụ có vai trò quan trọng hơn so với trong hàng hoá vì đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá là giảm thuế, cấm hạn chế về số lƣợng nhập khẩu…và thƣơng mại hàng hoá có xu hƣớng bị hạn chế tại biên giới trong khi đó thƣơng mại dịch vụ phụ thuộc nhiều vào các quy định trong nƣớc có tác động tới việc cung cấp dịch vụ tại thị trƣờng trong nƣớc.

1.3.3.3 Nguyên tắc minh bạch hóa hệ thống chính sách29

Minh bạch hóa chính sách là nguyên tắc cốt yếu để tiến tới tự do hoá đa phƣơng. Do vậy, GATS quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ minh bạch các chính sách. Theo nguyên tắc này tính minh bạch thể hiện ở việc đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Về văn bản pháp lý, tất cả các quy định, văn bản pháp lý liên quan, Các hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thƣơng mại dịch vụ mà các thành viên tham gia phải đƣợc công bố, ấn hành một cách công khai và rộng rãi.

Về nghĩa vụ của các thành viên, mọi thành viên phải có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bất kỳ thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến việc áp dụng các quy định nêu trên. Các thành viên phải lập ít nhất một cơ quan chuyên trách cung cấp thông tin này cho các thành viên khác khi họ yêu cầu; Tất cả các thành viên phải có nghĩa vụ thông báo khẩn trƣơng và ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng Thƣơng mại Dịch vụ của WTO về việc ban hành hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy chế hoặc hƣớng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thƣơng mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo hiệp định này; Các thành viên không đƣợc phép áp dụng những yêu cầu về chuyên môn, yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ, yêu cầu về giấy phép cũng nhƣ các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao mà trong chừng mực nào đó có

GVHD: Dương Văn Học 22 SVTH: Mai Anh Thư

thể vô hiệu hóa về mặt pháp lý hoặc làm nguy hại đến việc thực hiện các cam kết cụ thể.

Về quy định trong Hiệp định, Hiệp định không yêu cầu các thành viên phải cung cấp các thông tin bí mật là những thông tin nếu bị tiết lộ có thể sẽ gây ra những khó khăn cho việc thi hành pháp luật hoặc sẽ mâu thuẩn với lợi ích công cộng, hoặc sẽ làm phƣơng hại đến quyền lợi thƣơng mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể dù là doanh nghiệp nhà nƣớc hay tƣ nhân.

Ngoài ra, khi Chính phủ nƣớc thành viên đƣa ra những quyết định hành chính có nguy cơ ảnh hƣởng tới thƣơng mại dịch vụ, họ cũng phải thiết lập những công cụ mang tính khách quan để rà soát các quyết định này nhƣ trọng tài, tòa án nhằm đảm bảo chúng không bóp méo quá đáng các điều kiện cạnh tranh công bằng của thị trƣờng dịch vụ nội địa.

1.3.3.4 Nguyên tắc công nhận lẫn nhau30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích của nguyên tắc công nhận lẫn nhau là nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trên thực tế đối với các dịch vụ và ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài. Hiệp định khuyến khích các thành viên công nhận lẫn nhau trong các thủ tục của nhau liên quan đến giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần phải có trong việc thực hiện các yêu cầu, điều kiện cần thiết cho phép nhà cung ứng dịch vụ hoạt động trên thị trƣờng nhƣ khuyến khích công nhận bằng đại học, chứng chỉ luật sƣ…

Hiệp định quy định các nƣớc thành viên phải tạo ra các cơ hội ngang bằng về việc đàm phán gia nhập đối với bất cứ một nƣớc thành viên nào có quan tâm về các thoả thuận hoặc hiệp định công nhận mà nƣớc thành viên đó đã thoả thuận hoặc ký kết với một nƣớc thành viên khác. Các thoả thuận này phải mang tính không phân biệt đối xử.

GATS khuyến khích các thành viên tuân thủ các chuẩn mực đã đƣợc các tổ chức quốc tế chuyên môn thừa nhận, và việc công nhận lẫn nhau phải dựa trên những tiêu chí đã đƣợc chấp thuận rộng rãi ở phạm vi quốc tế. Các thành viên nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế có thẩm quyền nhằm xây dựng và thông qua các chuẩn mực quốc tế chung cho sự công nhận lẫn nhau và thực hiện các hoạt động chuyên môn thích hợp cần thiết có liên quan đến các dịch vụ.

1.3.3.5 Nguyên tắc tự do hóa từng bước thương mại dịch vụ31

Việc thừa nhận nguyên tắc tự do hóa từng bƣớc trong GATS là kết quả đấu tranh

30 Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ - GATS, Điều VII.

GVHD: Dương Văn Học 23 SVTH: Mai Anh Thư

của các nƣớc đang phát triển trong đàm phán về thƣơng mại dịch vụ tại Vòng đàm phán Uruguay. Cở sở của nguyên tắc này chính là sự không đồng nhất về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Hơn nữa, khoảng cách về trình độ phát triển, xét cả tổng thể nền kinh tế cũng nhƣ từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể, giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển là rất lớn. Vì vậy, quá trình tự do hóa thƣơng mại dịch vụ phải tiến hành từng bƣớc phù hợp với thực tiễn phát triển của mỗi quốc gia.

Các nƣớc đang phát triển chiếm khoảng 4/5 số thành viên của WTO, tuy vậy tổng giá trị giao dịch thƣơng mại dịch vụ của các nƣớc này còn rất thấp. Hiện nay các nƣớc đang phát triển đều dành sự quan tâm đến việc phát triển thƣơng mại dịch vụ. Các quy định của GATS tạo điều kiện cho các nƣớc đang phát triển ở 2 điểm sau:

- Từng bƣớc tự do hóa thị trƣờng phù hợp với trình độ phát triển và mục tiêu của chính sách quốc gia của các thành viên đang phát triển. Các nƣớc đang phát triển không phải mở cửa thị trƣờng nhanh chóng và ở nhiều lĩnh vực dịch vụ nhƣ các nƣớc phát triển. Các nƣớc này có thể mở rộng việc tiếp cận thị trƣờng một cách dần dần, để phù hợp với tình hình phát triển và có thể quy định các điều kiện đi kèm khi mở cửa thị trƣờng cho ngƣời cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng sự tham gia của các nƣớc đang phát triển vào thƣơng mại dịch vụ. Những cam kết của các nƣớc đang phát triển phải đƣợc thiết lập nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực dịch vụ tại thị trƣờng trong nƣớc, tăng cƣờng khả năng cung cấp các dịch vụ ở thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua việc tiếp cận công nghệ mới, nâng cao khả năng tiếp cận các kênh phân phối, hệ thống thông tin ở nƣớc ngoài, đặc biệt là tiếp cận thị trƣờng trong các lĩnh vực cũng nhƣ phƣơng thức cung cấp gắn liền với mối quan tâm xuất khẩu của họ.

Tiến trình tự do hóa từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán, song phƣơng và đa phƣơng theo hƣớng tăng mức độ chung của các cam kết cụ thể đƣợc các thành viên đƣa ra theo quy định của GATS. Các thành viên sẽ tiến hành những vòng đàm phán liên tiếp nhằm đạt đƣợc mức độ tự do hóa ngày càng cao hơn. Các cuộc đàm phán đó sẽ hƣớng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác động có hại đối với thƣơng mại dịch vụ quốc tế. Tiến trình đó đƣợc tiến hành nhằm tăng lợi ích của tất cả các bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổng thể giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

1.3.3.6 Nguyên tắc liên quan đến các quy tắc trong nước32

GATS công nhận chủ quyền của nƣớc thành viên trong việc đƣa ra các quy định

GVHD: Dương Văn Học 24 SVTH: Mai Anh Thư

điều chỉnh các lĩnh vực dịch vụ trong nƣớc và cố gắng thúc đẩy các thành viên minh bạch các quy định, chính sách của mình. Bao gồm các loại nghĩa vụ sau: Một số nghĩa vụ phải đƣợc áp dụng chung cho mọi ngành dịch vụ mà không cần xem xét đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm trong danh mục cam kết hay không. Ví dụ mỗi thành viên phải duy trì hoặc thành lập các tòa án tƣ pháp, trọng tài hoặc tòa án hành chính hoặc thủ tục để xem xét nhanh chóng và đƣa ra các biện pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đến thƣơng mại dịch vụ theo yêu cầu của nhà cung cấp. Một số nghĩa vụ khác thì chỉ áp dụng trong những lĩnh vực dịch vụ mà thành viên đó đã cam kết. Ví dụ trong những lĩnh vực có các cam kết cụ thể liên quan đến dịch vụ nghề nghiệp, mỗi thành viên phải quy định những thủ tục phù hợp để kiểm tra năng lực chuyên môn của ngƣời cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của các thành viên khác. GATS cũng kêu gọi các thành viên tiến hành đàm phán để giảm bớt các quy định về chứng nhận, giấy phép và tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở thƣơng mại dịch vụ.

Điều khoản quy định trong nƣớc phải đảm bảo các nguyên tắc chung là những biện pháp nội bộ phải đƣợc quản lý một cách khách quan, hợp lý và không thiên vị. Những nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài có thể phản đối các quyết định hành chính trƣớc tòa án và phải đƣợc thông báo về kết quả của việc xem xét các yêu cầu của họ. Các thành viên phải đảm bảo rằng các thủ tục và việc xem xét các yêu cầu thực tế phải đƣợc tiến hành một cách khách quan và bình đẳng. Yêu cầu xin đƣợc cung cấp dịch vụ phải đƣợc giải quyết trong một thời hạn hợp lý. Đây là nghĩa vụ chung đƣợc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ mà không cần xem xét đến lĩnh vực dịch vụ đó có nằm

Một phần của tài liệu hiệp định chung về thương mại dịch vụ trong wto và cam kết của việt nam (Trang 26)