Xây dựng và lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH xây dựng và thương mại hà linh giai đoạn 2015 2025 (Trang 25 - 27)

1.2.4.1. Mô hình kỹ thuật xây dựng chiến lược kinh doanh

Để xây dựng các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ tác động của yếu tố bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp mình, nhận dạng được các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, qua đó giúp doanh nghiệp hình thành các phương án chiến lược kinh doanh một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để xây dựng những chiến lược tốt nhất. Mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh là:

Ma trận SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ)

SWOT là từ viết tắt các chữ cái đầu các từ tiếng Anh gồm Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Đây là công cụ giúp cho nhà chiến lược ra quyết định trong quản lý cũng như kinh doanh. Tuy nhiên, ma trận SWOT là công cụ đề ra các chiến lược khả thi để lựa chọn chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Vì vậy, trong phân tích của ma trận SWOT, các nhà chiến lược đã chỉ ra 4 nhóm phương án chiến lược nằm trong bốn vùng khác nhau của ma trận.

- Các nhóm chiến lược thế mạnh - cơ hội (SO): Sử dụng các thế mạnh trong nội bộ DN để tận dụng các cơ hội bên ngoài

- Các nhóm chiến lược thế mạnh - nguy cơ (ST): Sử dụng các thế mạnh trong nội bộ DN để hạn chế, đối phó các nguy cơ từ bên ngoài

- Các nhóm chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): Khắc phục các điểm yếu trong nội bộ DN để tận dụng các cơ hội từ bên ngoài

- Các nhóm chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT): Khắc phục các điểm yếu trong nội bộ DN để hạn chế, suy giảm các nguy cơ từ bên ngoài.

Bảng 1.1: Ma trận SWOT

Môi trường bên ngoài DN Môi trường

nội bộ DN

Các cơ hội (O)

Liệt kê những cơ hội quan trọng được tổng hợp từ môi trường bên ngoài DN

Các nguy cơ (T)

Liệt kê những nguy cơ quan trọng được tổng hợp từ môi trường bên ngoài DN

Các điểm mạnh (S)

Liệt kê những điểm mạnh quan trọng được tổng hợp từ môi trường nội bộ DN

Các chiến lược (SO) Sử dụng các điểm mạnh của DN để khai thác các cơ hội trong môi trường KD bên ngoài

Các chiến lược (ST) Sử dụng các điểm mạnh của DN để hạn chế những nguy cơ bên ngoài

Các điểm yếu (W)

Liệt kê những điểm yếu quan trọng được tổng hợp từ trường nội bộ DN

Các chiến lược (WO) Khắc phục các điểm yếu của DN để tận dụng những cơ hội bên ngoài

Các chiến lược (WT) Khắc phục các điểm yếu của DN để hạn chế những nguy cơ bên ngoài

Các bước để xây dựng một ma trận SWOT

- Bước 1. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài: Cơ hội và nguy cơ

Sau khi phân tích tất cả các yếu tố về môi trường vĩ mô và môi trường vi mô, ta tiến hành liệt cơ các cơ hội và mối đe dọa quan trọng bên ngoài DN

- Bước 2. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nội bộ DN: điểm mạnh và điểm yếu.

Tương tự như bước 1, sau khi phân tích đánh giá tất cả các yếu tố liên quan môi trường nội bộ DN, ta tiến hành liệt cơ các thế mạnh, điểm yếu bên trong DN

- Bước 3. Tổng hợp kết quả và hình thành ma trận SWOT

+ Kết hợp các thế mạnh - cơ hội để hình thành nên chiến lược SO + Kết hợp các thế mạnh - đe dọa để hình thành nên chiến lược ST + Kết hợp những điểm yếu - cơ hội để hình thành nên chiến lược WO + Kết hợp những điểm yếu - đe dọa để hình thành nên chiến lược WT

1.2.4.2. Lựa chọn chiến lược

Doanh nghiệp sau khi thực hiện phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình. Các chiến lược sẽ được sắp xếp và lựa chọn theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp để từ đó doanh nghiệp quyết định lựa chọn chiến lược phù hợp tốt nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH xây dựng và thương mại hà linh giai đoạn 2015 2025 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w