Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH xây dựng và thương mại hà linh giai đoạn 2015 2025 (Trang 28)

doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường

Kế hoạch, chiến lược là một hình tượng mới trong các doanh nghiệp khi tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt và nó trở thành một công cụ chủ yếu trong công tác hoạch định của các doanh nghiệp để đảm bảo thành công trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì công tác xây dựng chiến lược là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, khi xây dựng chiến lược chúng ta mới đánh giá được những cơ hội, nguy cơ, mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp khắc phục thích hợp. Chiến lược cũng cần một cách tiếp cận logic và hệ thống ứng phó với môi trường kinh doanh ngày càng sôi động nhằm thích ứng và tạo lợi thế cạnh tranh. Hàm lượng khoa học kỹ thuật ngày càng tăng kéo theo sự lỗi thời nhanh chóng của sản phẩm, nên trước khi tạo ra một sản phẩm cần phải tốn kém về nguồn kinh doanh phí để nghiên cứu và phát triển nhưng phải đảm bảo bán sản phẩm ra thị trường ở một lượng lớn. Việc bán hàng phải kéo dài trong một thời gian nhất định trong điều kiện tự động hóa, trang thiết bị rất đắt. Vì vậy, khi quyết định đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp phải đoán chắc họ sẽ bán

được đủ số lượng ngày càng tăng để thu hồi vốn đầu tư. Do đó cần phải tư duy chiến lược và thực hiện kế hoạch, chiến lược.

Trong nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp đều phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, tự ứng phó với mọi biến động của môi trường kinh doanh, thì việc xây dựng kế hoạch, chiến lược để lựa chọn một phương án kinh doanh tối ưu là vấn đề hết sức cần thiết. Đất nước ta đang trên đà phát triển, các công trình nhà ở, giao thông, công trình điện… đang được nhà nước khuyến khích đầu tư. Bên cạnh những cơ hội được đón bắt thì đồng thời những rủi ro có thể xảy ra, vì vậy cần phải đánh giá thực chất, những điển mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong từng thời điểm ứng với khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải xác định cụ thể những yếu tố liên quan bên ngoài cũng như bên trong của doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ lưỡng đặc tính của khách hàng, các yếu tố cạnh tranh, cả việc dự đoán xu hướng của môi trường tương lai.

Để thực hiện vấn đề này công tác kế hoạch hóa, chiến lược đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Đây là công tác không thể thiếu được trong quá trình hoạt động.

Với những vấn đề nêu trên và với mong muốn đây là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2015-2025 nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà Linh giai đoạn 2015-2025”.

Kết luận chương 1

Chương này hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quá trình xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược để từ đó có thể xây dựng lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp và quản trị việc thực hiện chiến lược một cách tốt nhất.

CHƯƠNG 2

XÁC LẬP CÁC CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ LINH 2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà Linh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH xây dựng và thươngmại Hà Linh mại Hà Linh

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Linh được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0900292940 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp này 31 tháng 10 năm 2008. Trụ sở chính đặt tại: Số 52 Lê Thanh Nghị - P. Hiến Nam - TP Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên.

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Linh là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và thương mại dịch vụ:

+ Thi công xây dựng nhà các loại, công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, xây dựng các công trình điện; công trình công ích...

+ Kinh doanh tài chính

Sau 6 năm xây dựng và phát triển Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Linh đã xây dựng được một thương hiệu uy tín trên thị trường xây dựng, năng lực và kinh nghiệm của doanh nghiệp được khẳng định đó là:

- Bộ máy quản lý có trình độ và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây lắp dân dụng và công nghiệp đã được trưởng thành từ các công ty, đơn vị có bề dầy kinh nghiệp trong việc thi công các công trình xây dựng trên địa bàn cả nước. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường - Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert chứng nhận ngày 12/07/2014.

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật gồm 103 người, có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm với đủ khả năng thi công những công trình có quy mô lớn với tính chất phức tạp, đặc biệt là các công trình Công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và các công trình điện.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Hình 2.1: cơ cấu tổ chức tại công ty

(Nguồn: Phòng quản trị hành chính - Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà Linh)

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức thi công tại công trường.

CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG DỰ ÁN P. KẾ HOẠCH KỸ THUẬT P. QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐỘI XÂY DỰNG DD&CN ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN

ĐỘI THI CÔNG GIAO THÔNG

ĐỘI THI CÔNG THỦY LỢI

Nhà thầu thi công xây dựng

Bộ phận kỹ thuật thi công, nghiệm

thu

Bộ phận

vật tư Bộ phận hành chính:

kế toán, thủ kho, bảo vệ, y tế

Các đội

cốp pha cốt thépCác đội Các đội thợ xây thợ hoàn Các đội thiện

Các đội thi công cơ giới, điện, nước, lắp đặt thiết bị công trình Ban an toàn lao động Chủ đầu tư (Ban QLDA )

Ban chỉ huy công trình

Chỉ huy trưởng công trình

Chức năng, nhiệm vụ các phòng: Giám đốc công ty.

-Giám đốc Công ty quan hệ với Chủ đầu tư để ký hợp đồng. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về toàn bộ khối lượng, chất lượng kỹ thuật xây lắp của toàn bộ công trình.

Các phó giám đốc công ty.

-Các Phó giám đốc phụ trách chung tư vấn cho Giám đốc công ty, chỉ đạo bộ phận điều hành thi công tại công trình và các phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo Ban chỉ huy công trình thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động đúng tiến độ.

Phòng kế hoạch kỹ thuật.

-Nghiên cứu bản vẽ thiết kế đề xuất các phương án thi công hợp lý, phát hiện những sai sót, bất hợp lý có ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình kiến nghị các bên có liên quan sửa chữa bổ xung kịp thời.

-Trên cơ sở các tài liệu do Ban quản lý công trình cung cấp triển khai trắc đạc định vị tim cốt công trình, có kế hoạch kiểm tra quản lý tim cốt trong quá trình thi công.

-Tổ chức thông qua và đôn đốc việc tổ chức thông qua hồ sơ biện pháp kỹ thuật thi công.

-Đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc lấy mẫu thí nghiệm các chủng loại vật liệu tại hiện trường theo qui định.

-Theo dõi kiểm tra chất lượng, tiến độ và an toàn công trình.

-Tham gia nghiệm thu chuyển giai đoạn, tổng nghiệm thu kỹ thuật công trình.

-Tham gia điều tra sử lý, lập hồ sơ sự cố công trình, an toàn lao động.

-Kiểm tra lưu giữ bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật các công trình sau khi bàn giao sử dụng.

Phòng dự án.

-Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.

-Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty

Công ty.

-Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

-Tư vấn đấu thầu và quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

-Thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của Công ty.

-Chuẩn bị nội dung và tài liệu để Giám đốc Tổng Công ty tiếp xúc, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước về hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết thực hiện dự án.

-Tổng hợp tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng trong toàn Công ty, kiến nghị các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc báo cáo Giám đốc Công ty theo quy định.

-Tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản.

Phòng quản trị hành chính.

-Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng luật pháp và quy chế của Công ty.

-Tham mưu tổ chức về phát triển bộ máy, mạng lưới Công ty phù hợp với sự phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.

-Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

-Tham mưu về quy chế, chính sách trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự, thiết lập cơ chế quản trị nhân sự khoa học tiên tiến, tạo động lực phát triển SXKD.

-Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn Công ty đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn.

-Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, Pháp luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của CBCNV trong toàn Công ty.

-Quản lý chất lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đảm bảo việc phân công nhiệm vụ theo đúng trình độ chuyên môn.

người lao động....

* Phòng tài chính kế toán.

-Quản lý Hệ thống kế hoạch tài chính Công ty (Xây dựng, điều chỉnh, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá, kiến nghị).

-Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức phân tích chi phí của Công ty

-Quản lý doanh thu: Tham gia đàm phán Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng ngoại; Tổ chức nghiệm thu thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, theo dõi doanh thu từng hoạt động; Tham gia thanh lý hợp đồng; lập báo cáo thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất.

-Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty; Quản lý tiền mặt.

-Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi, phản ánh, tổ chức kiểm kê hàng tồn kho theo chế độ; Kiến nghị và tham gia xử lý hàng tồn kho do: chênh lệch, mất, kém phẩm chất.

-Quản lý công nợ: Tổ chức quản lý, thu hồi công nợ phải thu; Quản lý các khoản công nợ phải trả; Dự kiến phương án quản lý nợ khó đòi hoặc nợ không ai đòi.

-Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ: Tham gia các dự án đầu tư của Công ty ; Quản lý chi phí đầu tư các dự án trên cơ sở Tổng dự toán và quy chế quản lý đầu tư; Quản lý theo dõi, tổ chức kiểm kê TSCĐ; Làm các thủ tục, quyết định tăng giảm TSCĐ; Chủ trì quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.

-Quản lý các quỹ DN theo chế độ và Quy chế tài chính của Công ty.

2.2. Phân tích yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của Công ty

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Có rất nhiều các tác lực vĩ mô khác nhau ảnh hưởng và tạo ra những cơ hội và nguy cơ đe dọa đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên ta có thể quan tâm đến các nhân tố chủ yếu sau:

a. Môi trường kinh tế

trường có sự quản lý của Nhà Nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển với việc khơi dậy và khai thác mọi tiềm năng thế mạnh trong nước cũng như nước ngoài. Với các đơn vị kinh tế tư nhân trong đó có Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Hà Linh thì điều đó tạo cho đơn vị một cơ chế thông thóang hơn, tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh bởi nó giảm được sự can thiệp sâu, cứng nhắc và thiếu xác thực của Nhà Nước Trung Ương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm đều có xu hướng tăng. Nhưng nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất năm 2008. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng này đối với nhiều quốc gia trên thế giới không loại trừ Việt Nam. Khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Việt Nam đang tham gia ngày một sâu và rộng hơn vào hệ thống thương mại thế giới. Vì thế, những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã để lại cho nền kinh tế Việt Nam không ít những khó khăn và thách thức. Trước hết, đó là những khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng suy giảm mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước trì trệ, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở mức đáng lo ngại cần phải có sự điều chỉnh kịp thời.

Về khía cạnh quan hệ kinh tế quốc tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới, quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ đồng thời đứng trong WTO, có quan hệ tốt với nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Về quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, đã có hơn 50 nước và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư bằng nhiều hình thức vào Việt Nam trong đó phải kể đến các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Hàn quốc,… Với quan hệ đối ngoại này cũng đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển bởi qua đó Công ty thu hút đâu tư, thực hiện liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, cũng như Công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm và kiến thức về những công trình kiến trúc, xây dựng của các nước.

triển theo xu thế chung của khu vực và thế giới, cùng với hiệp định thương mại Việt - Mỹ năm 2001 đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành xây dựng nói chung, cơ hội cho Công ty nói riêng. Là một doanh nghiệp có truyền thống nhận thầu các công trình xây dựng cho Tỉnh cũng như các tỉnh lân cận và cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng trong nhiều năm qua, Công ty đã và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhờ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước và địa bàn cùng với đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng nên ngày càng đòi hỏi nhiều về nhu cầu chi tiêu cho trang trí nội thất cũng như xây dựng nhà ở, đường xá… theo xu hướng và nhịp độ phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH xây dựng và thương mại hà linh giai đoạn 2015 2025 (Trang 28)