Hình 2.1: cơ cấu tổ chức tại công ty
(Nguồn: Phòng quản trị hành chính - Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hà Linh)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức thi công tại công trường.
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG DỰ ÁN P. KẾ HOẠCH KỸ THUẬT P. QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN ĐỘI XÂY DỰNG DD&CN ĐỘI XÂY LẮP LƯỚI ĐIỆN
ĐỘI THI CÔNG GIAO THÔNG
ĐỘI THI CÔNG THỦY LỢI
Nhà thầu thi công xây dựng
Bộ phận kỹ thuật thi công, nghiệm
thu
Bộ phận
vật tư Bộ phận hành chính:
kế toán, thủ kho, bảo vệ, y tế
Các đội
cốp pha cốt thépCác đội Các đội thợ xây thợ hoàn Các đội thiện
Các đội thi công cơ giới, điện, nước, lắp đặt thiết bị công trình Ban an toàn lao động Chủ đầu tư (Ban QLDA )
Ban chỉ huy công trình
Chỉ huy trưởng công trình
Chức năng, nhiệm vụ các phòng: Giám đốc công ty.
-Giám đốc Công ty quan hệ với Chủ đầu tư để ký hợp đồng. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về toàn bộ khối lượng, chất lượng kỹ thuật xây lắp của toàn bộ công trình.
Các phó giám đốc công ty.
-Các Phó giám đốc phụ trách chung tư vấn cho Giám đốc công ty, chỉ đạo bộ phận điều hành thi công tại công trình và các phòng ban chức năng làm tốt công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo Ban chỉ huy công trình thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động đúng tiến độ.
Phòng kế hoạch kỹ thuật.
-Nghiên cứu bản vẽ thiết kế đề xuất các phương án thi công hợp lý, phát hiện những sai sót, bất hợp lý có ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình kiến nghị các bên có liên quan sửa chữa bổ xung kịp thời.
-Trên cơ sở các tài liệu do Ban quản lý công trình cung cấp triển khai trắc đạc định vị tim cốt công trình, có kế hoạch kiểm tra quản lý tim cốt trong quá trình thi công.
-Tổ chức thông qua và đôn đốc việc tổ chức thông qua hồ sơ biện pháp kỹ thuật thi công.
-Đôn đốc, kiểm tra theo dõi việc lấy mẫu thí nghiệm các chủng loại vật liệu tại hiện trường theo qui định.
-Theo dõi kiểm tra chất lượng, tiến độ và an toàn công trình.
-Tham gia nghiệm thu chuyển giai đoạn, tổng nghiệm thu kỹ thuật công trình.
-Tham gia điều tra sử lý, lập hồ sơ sự cố công trình, an toàn lao động.
-Kiểm tra lưu giữ bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật các công trình sau khi bàn giao sử dụng.
Phòng dự án.
-Nghiên cứu, đề xuất, phương hướng, chiến lược, dự án đầu tư phù hợp với nguồn lực Công ty trong từng giai đoạn phát triển.
-Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty
Công ty.
-Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
-Tư vấn đấu thầu và quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
-Thực hiện các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của Công ty.
-Chuẩn bị nội dung và tài liệu để Giám đốc Tổng Công ty tiếp xúc, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước về hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết thực hiện dự án.
-Tổng hợp tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng trong toàn Công ty, kiến nghị các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc báo cáo Giám đốc Công ty theo quy định.
-Tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản.
Phòng quản trị hành chính.
-Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn Công ty theo đúng luật pháp và quy chế của Công ty.
-Tham mưu tổ chức về phát triển bộ máy, mạng lưới Công ty phù hợp với sự phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.
-Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
-Tham mưu về quy chế, chính sách trong lĩnh vực tổ chức và nhân sự, thiết lập cơ chế quản trị nhân sự khoa học tiên tiến, tạo động lực phát triển SXKD.
-Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nguồn nhân lực toàn Công ty đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn.
-Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, Pháp luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của CBCNV trong toàn Công ty.
-Quản lý chất lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đảm bảo việc phân công nhiệm vụ theo đúng trình độ chuyên môn.
người lao động....
* Phòng tài chính kế toán.
-Quản lý Hệ thống kế hoạch tài chính Công ty (Xây dựng, điều chỉnh, đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo, phân tích đánh giá, kiến nghị).
-Quản lý chi phí: Lập dự toán chi phí; Thực hiện chi theo dự toán, theo dõi tình hình thực hiện, tổ chức phân tích chi phí của Công ty
-Quản lý doanh thu: Tham gia đàm phán Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng ngoại; Tổ chức nghiệm thu thanh toán, thu hồi tiền bán hàng, theo dõi doanh thu từng hoạt động; Tham gia thanh lý hợp đồng; lập báo cáo thu hồi tiền bán hàng hàng tháng và đột xuất.
-Quản lý tiền: Thực hiện quản lý tài khoản Công ty và giao dịch Ngân hàng, thực hiện các thủ tục đặt cọc, thế chấp của Công ty; Quản lý tiền mặt.
-Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi, phản ánh, tổ chức kiểm kê hàng tồn kho theo chế độ; Kiến nghị và tham gia xử lý hàng tồn kho do: chênh lệch, mất, kém phẩm chất.
-Quản lý công nợ: Tổ chức quản lý, thu hồi công nợ phải thu; Quản lý các khoản công nợ phải trả; Dự kiến phương án quản lý nợ khó đòi hoặc nợ không ai đòi.
-Quản lý tài sản cố định và đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm TSCĐ: Tham gia các dự án đầu tư của Công ty ; Quản lý chi phí đầu tư các dự án trên cơ sở Tổng dự toán và quy chế quản lý đầu tư; Quản lý theo dõi, tổ chức kiểm kê TSCĐ; Làm các thủ tục, quyết định tăng giảm TSCĐ; Chủ trì quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.
-Quản lý các quỹ DN theo chế độ và Quy chế tài chính của Công ty.