2.2.3.1 Về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kiến thức ngoại ngữ và tin học đã trở thành những kiến thức cơ sở, là phương tiện và công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế nhìn chung trình độ ngoại ngữ và tin học của các cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hết sức hạn chế, chủ yếu mới dừng ở các kiến thức cơ bản. Chưa tận dùng nhiều được lợi ích từ công nghệ thông tin qua các phương tiện, các phần mềm. Điều này làm cản trở rất nhiều cơ hội đối với các cán bộ quản lý trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài.
Bảng 2.7: Khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm phục vụ công tác quản lý Mức độ Số lượng phiếu Tỷ trọng Rất kém 0 0% Bình thường 11 15% Khá tốt 52 73% Thành thạo 8 12% Tổng số phiếu 71
(Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp tại công ty)
2.2.3.2. Về trình độ ngoại ngữ
Qua kết quả phân tích khảo sát trong công ty thực tế cho thấy: Cán bộ quản lý trong công ty đều có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên. Tuy nhiên, rất hiếm khi sử dụng, điều đó cho thấy sự hạn chế về trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý doanh nghiệp, số có thể đọc được tài liệu nước ngoài hoặc giao tiếp bằng ngoại ngữ chỉ chiếm 1,4%. Những hạn chế về khả năng ngoại ngữ là một trở ngại không nhỏ cho các cán bộ quản lý của công ty. Và cũng thể hiện một thực trạng của nhân lực đất nước trong đào tạo: Việc đào tạo thường chạy theo thành tích bằng cấp chứ chưa chú trọng tới việc ứng dụng kiến thức trong khi làm việc. Kỹ năng về ngoại ngữ là yêu cầu ngày càng trở nên bức thiết đối với các cán bộ quản lý đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay thì các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.
Bảng2.8: Mức độ sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, nghiên cứu tài liệu tiếng nước ngoài của cán bộ quản lý trong công ty
Mức độ Số lượng phiếu Tỷ trọng (%)
Bình thường 1 1,4%
Sử dụng hàng ngày 0 0%
Không bao giờ 0 00%
Rất hiếm khi 70 98,6%
Tổng số phiếu 71
(Nguồn: Kết quả điều tra trực tiếp tại công ty)
Có thể thấy rằng, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty rất hạn chế về ngoại ngữ, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tác nghiệp. Đặc biệt là trên địa bàn tỉnh là trong điểm của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động, thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các đơn vị. Trong các buổi làm việc hầu như không hiểu hết được họ muốn nói và thể hiện những gì bởi phải sử dụng phiên dịch của công ty họ, tuy nhiên nó cũng rất hạn chế về đặc thù ngành điện liên quan đến các từ ngữ chuyên ngành kỹ thuật, người phiên dịch không lột tả được đúng bản
chất nội dung nên phải rất nhiều thời gian diễn đạt, mô tả mới có thể hiểu được. Đây là nội dung mà trong thời gian tới lãnh đạo công ty phải chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ này.
2.2.3.3. Về kinh nghiệm công tác (đánh giá qua thâm niên)
Bảng 2.9: Thâm niên công tác của cán bộ quản lý trong công ty Thâm niên công tác Số lượng CBQL (người) Tỷ trọng (%)
1-5 năm 3 5%
5-10 năm 25 35%
> 10 năm 43 60%
Tổng số 71
(Nguồn: Báo cáo thống kê về lao động của công ty năm 2014)
Như vậy, trong tổng cán bộ quản lý của công ty có 3 cán bộ (chiếm 5%) có thâm niên làm công tác quản lý dưới 5 năm; 25 cán bộ quản lý (chiếm 35%) có thâm niên làm công tác từ 5 đến 10 năm, và 43 cán bộ quản lý (chiếm 60%) có thâm niên làm công tác quản lý trên 10 năm. Qua số liệu trên, có thể thấy rằng số lượng cán bộ quản lý có thâm niên công tác từ 1-10 năm chiếm tới 40% đây là một lực lượng trẻ có trình độ, tuy nhiên sự tích lũy kinh nghiệm thực tế còn ít thời gian, chưa thể đảm đương các vị trí quan trọng trong công ty, nhiều vấn đề phát sinh chưa chủ động giải quyết được mà phải tham vấn lãnh đạo cấp trên rất nhiều, đây cũng là trở ngại không nhỏ trong quá trình điều hành. Hi vọng với sức trẻ, trình độ sẵn có, trong thời gian tới bộ phận này sẽ đảm đương tốt được công việc được giao.
Bảng 2.10: Tuổi đời của cán bộ quản lý trong công ty
Độ tuổi Số lượng CBQL (người) Tỷ trọng (%)
< 30 Tuổi 0 0%
từ 31 đến 50 Tuổi 60 84,5%
> 50 tuổi 11 15,5%
(Nguồn: Báo cáo thống kê về lao động của công ty năm 2014)
Trong tổng số 71 cán bộ quản lý được điều tra khảo sát thì số cán bộ quản lý có tuổi đời dưới 30 là 00 (chiếm 00%); từ 31 đến 50 là 60 (chiếm 84,5%), từ 50 trở lên là 11 (chiếm 15,5%) .
Có thể thấy rằng, tuổi đời của đa số cán bộ quản lý của Công ty đang trong giai đoạn trẻ, có nhiều nhiệt huyết và quyết tâm công hiến cho công việc, có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm cũng như đóng góp cho hoạt động điều hành của công ty, đây là một lợi thế lớn của Công ty Điện lực Hưng Yên.