Thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ quản lý trong công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 72 - 75)

- Tiếp tục thực hiện, duy trì và hoàn thiện hệ thống Quản lý chất lượng theo

3.2.7. Thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ quản lý trong công ty.

Theo luật cán bộ công chức năm 2008 có quy định:

Điều động là việc cán bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Luân chuyển là việc cán bộ quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.

Quy trình luân chuyển cán bộ quản lý Công ty Thực hiện như sau:

Điều động, luân chuyển cán bộ trong Công ty phải căn cứ yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quy hoạch cán bộ.

Điều động, luân chuyển cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ; Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được bồi dưỡng toàn diện, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn; Khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ về công tác cán bộ trong từng đơn vị.

Việc luân chuyển cán bộ phải được làm thường xuyên, thận trọng, kiên quyết, coi trọng công tác tư tưởng; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trong quy hoạch; Không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trừ trường hợp luân chuyển, điều động nhằm mục đích tăng cường cán bộ cho cơ sở, cho lĩnh vực và địa bàn cần thiết hoặc do quyết định của cấp có thẩm quyền. Không điều động, luân chuyển cán bộ trong thời gian bị kỷ luật, cán bộ năng lực yếu, uy tín giảm sút lên trên hoặc sang đơn vị khác.

Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ là cấp có thẩm quyền ra quyết định điều động, luân chuyển cán bộ.

Thời gian luân chuyển từ 3 năm trở lên và được ghi rõ trong quyết định luân chuyển cán bộ. Khi kết thúc thời hạn luân chuyển phải dựa vào kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm để bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ.

Luân chuyển để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách: Thực hiện đối với cán bộ trẻ, có năng lực, có triển vọng ở các cấp không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ.

Luân chuyển để sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ hợp lý hơn hoặc tăng cường cán bộ cho đơn vị có nhu cầu cấp bách thì không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ.

Các hình thức luân chuyển cán bộ:

- Luân chuyển trong nội bộ đơn vị: là luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng chức danh, cùng lĩnh vực chuyên môn và đã có từ một nhiệm kỳ trở lên làm việc tại một đơn vị đến giữ chức vụ lãnh đạo quản lý tương đương ở đơn vị khác.

- Luân chuyển từ Công ty xuống cơ sở: Luân chuyển Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công ty và tương đương đến giữ chức vụ Thủ Trưởng hoặc phó Thủ Trưởng đơn vị trực thuộc.

- Luân chuyển từ cơ sở lên Công ty: Luân chuyển Thủ Trưởng, phó Thủ Trưởng đơn vị trực thuộc (Giám đốc và PGĐ Điện lực, Quản đốc và Phó QĐ Phân xưởng và chức danh tương đương) lên giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Công ty.

- Luân chuyển để sử dụng hiệu quả và bố trí các cán bộ hợp lý hơn hoặc để tăng cường cán bộ cho những đơn vị có nhu cầu cấp bách: Luân chuyển một số cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ) có thâm niên công tác, giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý.

Quy trình, thủ tục luân chuyển cán bộ:

Bước 1: Công ty (hoặc các đơn vị trực thuộc) xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ. Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác, căn cứ kết quả đánh giá cán bộ để phân loại cán bộ và xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ hàng năm.

- Lập danh sách cán bộ cần luân chuyển (ghi rõ chức vụ hiện tại, chức vụ nơi đến, thời hạn luân chuyển, dự kiến thời gian triển khai) theo mẫu

- Đề ra biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

- Ban lãnh đạo Công ty (hoặc đơn vị trực thuộc) họp phân tích và duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền duyệt kế hoạch luân chuyển cán bộ hàng năm (theo phân cấp quản lý cán bộ).

Bước 2: Ban lãnh đạo Công ty (hoặc đơn vị trực thuộc) thảo luận, bàn việc thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ đã được duyệt.

Bước 3: Lãnh đạo Công ty (hoặc đơn vị trực thuộc) gặp gỡ cán bộ được luân chuyển, lãnh đạo đơn vị nơi đi, nơi đến để nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc luân chuyển cán bộ, trao đổi chủ trương, thông báo kế hoạch thực hiện và nghe cán bộ trình bày nguyện vọng, đề xuất ý kiến trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Bước 4: Thủ Trưởng đơn vị có thẩm quyền quyết định cụ thể từng trường hợp được luân chuyển.

Bước 5: Theo dõi cán bộ đã được luân chuyển trên cơ sở quy hoạch cán bộ kết hợp với việc nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm để thực hiện bổ nhiệm cán bộ giữ trọng trách mới đối với cán bộ đã đủ thời gian rèn luyện thử thách thực tiễn và trưởng thành từ việc luân chuyển.

Hồ sơ thực hiện luân chuyển cán bộ (là hồ sơ lưu tại đơn vị và các văn bản để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt) gồm có:

- Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ.

- Kế hoạch luân chuyển cán bộ hàng năm đã được lãnh đạo đơn vị thông qua hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt .

- Biên bản họp lãnh đạo đơn vị thông qua trường hợp cán bộ được đề nghị luân chuyển.

- Các văn bản liên quan (nếu có): Văn bản giải trình mục đích, yêu cầu luân chuyển đối với từng cán bộ; ý kiến của lãnh đạo đơn vị nơi đi, nơi đến; ý kiến, nguyện vọng, đề đạt của cán bộ được luân chuyển.

- Trong trường hợp kết hợp luân chuyển với bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ mới hoặc bổ nhiệm cán bộ khác thay thế thì bổ sung thêm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo qui định hiện hành.

Các đơn vị và cá nhân cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động, luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w