Khẩn trương xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 70 - 72)

- Tiếp tục thực hiện, duy trì và hoàn thiện hệ thống Quản lý chất lượng theo

3.2.6. Khẩn trương xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: đảm bảo gắn kết mọi thành viên với công ty, xây dựng các mối quan hệ, thái độ, văn hóa ứng xử của tất cả thành viên trong công ty hướng tới những giá trị tốt đẹp và tạo nên nét nổi bật riêng biệt của công ty. Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình. Trong một chừng lực nhất định quản lý chính là dùng nền văn hoá nhất định để tạo dựng con người, văn hoá doanh nghiệp là một cơ chế quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực, chí khi văn hoá doanh nghiệp thực sự hoà vào giá trị quan của mỗi một cá nhân nhân viên, thì họ mới có thể coi mục tiêu của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu của mình. Vì vậy, quản lý bằng nền văn hoá mà nhân viên thừa nhận, có thể tạo động lực cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tự chọn cho mình một hướng đi riêng, định hướng riêng, trong đó một điều không thể thiếu

được đó là triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh không chỉ là thước đo đạo đức kinh doanh mà đó cũng là kim chỉ nam cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh cũng là một phương tiện để khẳng định thương hiệu của công ty. Giá trị của triết lý kinh doanh thể hiện ở chỗ: khi nhắc đến một triết lý kinh doanh, người nghe hình dung ra ngay tên và hình ảnh của doanh nghiệp đó.[8, trang 3].

Xây dựng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (như người đầu tư, khách hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan pháp lí, cộng đồng dân cứ, đối tác, đối thủ …) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Mặc dù các đối tượng hữu quan không phải lúc nào cũng đúng, những phán xét của họ luôn tác động đến sự chấp thuận của xã hội đối với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn thể hiện ở trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội có thể được coi như là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội.

Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội coi như những tiêu chí, giúp cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và tác động mà doanh nghiệp tạo ra cho xã hội.

Xây dựng văn hóa doanh nhân. Văn hoá doanh nhân là văn hoá của chủ thể tham gia vào tổ chức, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phát triển kinh tế, xã hội. Văn hoá doanh nhân là văn hoá của những cá nhân đang là các ‘ông chủ”, “bà chủ” là các giám đốc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ… Có thể nói, đây là văn hoá của con người ‘vượt trội” trong lĩnh vực kinh tê, biết cách làm giàu cho mình và cho cộng đồng một cách hợp pháp. Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, người vượt trội trong sản xuất kinh doanh chưa được coi trọng,

thậm chí, có những thời điểm còn bị kìm hãm, kỳ thị. Để đưa đất nước bước vào thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân Việt Nam ở tất cả các thành phần kinh tế khác nhau, tạo cơ hội và điều kiện để họ phát huy hết năng lực sáng tạo, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm giàu cho mình và cho đất nước là một trong những trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty Điện lực Hưng Yên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w