Phân bố tổn thương:

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô khoang miệng tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội năm 2014 (Trang 64 - 67)

- Nhiễm trùng vết mổ

4.1.2.2.Phân bố tổn thương:

Theo các nghiên cứu tại Việt Nam vị trí tổn thương ung thư thường gặp nhất là ung thư lưỡi. Theo Trần Đặng Ngọc Linh, Trần Thanh Phương vị trí tổn thương ung thư miệng giảm dần theo thứ tự: UT lưỡi, lợi hàm, khẩu cái cứng, môi, sàn miệng [17], [33].

Một số tác giả nước ngoài như Kroll, Hoffman cho rằng vị trí tổn thương ung thư thường gặp nhất của UTBM khoang miệng là ung thư lưỡi, lợi hàm, sàn miệng và khẩu cái.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thứ tự gặp ung thư ở các vị trí như sau: ung thư lưỡi (35%), lợi hàm (22,5%), sàn miệng (15%) và khẩu cái cứng là (10%). Với mỗi giới tỷ lệ loại ung thư có thay đổi. Mặc dù vậy, ung thư lưỡi luôn đứng vị trí hàng đầu. Ở nam giới vị trí thường gặp là ung thư lợi hàm, ung thư môi ít gặp. Nhận xét này của chúng tôi cũng phù hợp với Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Đặng Ngọc Linh. Ở nữ đứng hàng thứ hai là ung thư sàn miệng ít gặp nhất là ung thư niêm mạc má. Nhận xét này cũng phù hợp với Trần Thanh Phương, Nguyễn Văn Vi và Huỳnh Anh Lan [13].

Trong số 40 bệnh nhân được nghiên cứu có 14 trường hợp ung thư lưỡi và sàn miệng, chiếm 35% (bảng 3.4). Tỷ lệ này phù hợp với Nguyễn Thị Hương Giang, Trịnh Thị Phương, tuy nhiên lại cao hơn so với một số tác giả như Trần Đặng Ngọc Linh (32,4%), Võ Thị Do (30,6%). Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Theo Clayman, ung thư lưỡi chiếm 25% ung thư khoang miệng [18].

Đối với ung thư lưỡi, khối u thường nằm ở bờ lưỡi, ở vị trí 1/3 giữa của lưỡi di động. Tại đây, lưỡi tiếp xúc rất sát với rìa cắn, mặt nhai của các răng hàm và chịu nhiều tác động kích thích mạn tính. Các tác giả nước ngoài cho rằng có tới 75% các trường hợp u nằm ở một phần ba giữa của lưỡi, hiếm khi gặp ở một phần ba trước, và u ở vị trí đầu lưỡi chỉ là ngoại lệ. Các trường hợp u nằm ở một phần ba sau rất hiếm, khiến cho việc chẩn đoán khó khăn [55]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 11 trường hợp chiếm 78,5% khối u ở bờ lưỡi. U mặt dưới lưỡi chiếm 7,3%. Nguyễn Quốc Bảo (1997) khi nghiên cứu 176 BN ung thư lưỡi điều trị tại bệnh viện K (1988-1995) thấy rằng u bờ lưỡi chiếm 99% (164 trường hợp); u mặt trên và mặt dưới chiếm 1,2% [5]. Nghiên

cứu của Trần Văn Công (1995) tại bệnh viện K giai đoạn 1989-1994 cho thấy 88,7% u nằm ở bờ lưỡi, tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Đánh giá vị trí u có ý nghĩa trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật và tiên lượng bệnh [62].

Mặc dù hiếm gặp nhưng u nằm ở mặt trên lưỡi cũng đã được Mahe mô tả với đặc điểm tiến triển chậm, xảy ra cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau. U diễn biến kéo dài, thường nhầm với bệnh cảnh viêm thiểu sản lưỡi mạn tính, ít xâm nhập và di căn. Như vậy, u ở mặt trên lưỡi, dù khó phát hiện nhưng có tiên lượng tốt [55]. Chúng tôi ghi nhận có hai trường hợp u ở lưng lưỡi trong nghiên cứu này.

Xét chung cả hai giới, ung thư lợi hàm đứng thứ hai trong số các ung thư khoang miệng với tỷ lệ 22,5% (bảng 3.4). Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số tác giả. Võ Thị Do (1986) 13,72% (p = 0,689), Nguyễn Thị Hồng (1989) 14,26% (p = 0,496) và T. Đ. Ngọc Linh (1998) là 15,1% (p = 0,933). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Theo Schantz, ung thư lợi hàm chiếm 20% tổng số các ung thư khoang miệng [30].

Ung thư môi dưới gặp nhiều hơn ung thư môi trên [32], [45], [47]. Calcaterra cho rằng 95% ung thư môi xảy ra ở môi dưới. Mahé cũng nhận xét, ung thư môi dưới chiếm 90% đến 95% ung thư môi, ung thư môi trên chỉ chiếm dưới 3% và ở mép chiếm từ 1% đến 2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 1 trường hợp ung thư môi trên và 1 trường hợp ung thư môi dưới.

Ung thư sàn miệng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 15%, đứng thứ 3 sau ung thư lưỡi và ung thư lợi hàm (bảng 3.4). Tỷ lệ này nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với một số nghiên cứu ở ngoài nước. Theo các giả nước ngoài, ung thư sàn miệng và ung thư lưỡi là hai loại phổ biến nhất trong ung thư khoang miệng. Tỷ lệ ung thư sàn miệng trong nghiên

cứu của Rigual N.R là 15% đến 20% [61], trong nghiên cứu của Schantz là 10% đến 15% [30].

Theo Schantz ở Mỹ, ung thư khẩu cái cứng chỉ chiếm 12% tổng số ung thư khoang miệng [30]. Tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 10%. Tuy nhiên, một số tác giả khác nhận xét tỷ lệ này cao hơn. Regual N.R [61] nhận thấy, ung thư khẩu cái cứng chiếm 10-20% [45], Bailley cho rằng tỷ lệ này lên tới 20% [7] ở những vùng có tỷ lệ hút thuốc cao. Khẩu cái cứng không những bị tác động của các chất sinh ung thư có trong khói thuốc lá mà còn chịu tác động của nhiệt độ, gây tổn thương tế bào biểu mô [45], [53].

Một phần của tài liệu Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô khoang miệng tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương hà nội năm 2014 (Trang 64 - 67)