- Nhiễm trùng vết mổ
4.1.2.4. Đặc điểm về giai đoạn bệnh
Đặc điểm kích thước khối u
Giai đoạn u thường gặp nhất là T2 chiếm 42,5%. Giai đoạn T3 và T4 chiếm tỷ lệ 27,5% và 25%, chỉ có 5% số BN vào viện ở giai đoạn T1, khi kích thước u nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm. Như vậy, hơn một nửa số BN vào viện ở giai đoạn muộn, Clayman nhận xét: trên 50% bệnh nhân UTBM khoang miệng được chẩn đoán ở giai đoạn cuối [18]. Điều này càng khẳng định sự quan tâm chưa đúng mức của BN tới bệnh tật, vì như trên đã đề cập, u ở khoang miệng là vị trí dễ quan sát và có các triệu chứng cơ năng phong phú.
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của T.Đ. Ngọc Linh được trình bày ở bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Phân loại giai đoạn T
Giai đoạn khối u Bệnh viện RHM TW HN T. Đ. Ngọc Linh (1998)
T1 5% 14,8%
T2 42,5% 35%
T3 27,5% 29,7%
T4 25% 20,5%
Trong nghiên cứu của Nguyễn Hương Giang, Trần Đặng Ngọc Linh cũng nhận xét, T2 là giai đoạn thường gặp nhất. Trong nghiên cứu của tác giả này, tỷ lệ BN được chẩn đoán ở giai đoạn sớm cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đặc điểm hạch cổ
Hạch cổ sờ thấy trên lâm sàng trong 18 trường hợp, chiếm 45%. Như vậy, gần một nửa số BN có hạch cổ tại thời điểm vào viện. So với nghiên cứu của T. Đ. Ngọc Linh, tỷ lệ có hạch cổ trên lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Tỷ lệ hạch sờ thấy trên lâm sàng
Đặc điểm
Bệnh viện RHM TW HN T.Đ Ngọc Linh (1998) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%)
Có hạch 18 45 517 47,7
Không hạch 22 55 567 52,3
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hạch phát hiện được trên lâm sàng chủ yếu là nhóm I, nhóm II, chiếm 40%. Mức độ di căn hạch trên lâm sàng giảm
dần từ nhóm I đến nhóm IV. Nhận xét này phù hợp với các tác giả nước ngoài [30], [48].
Đa số hạch nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm (chiếm 45%), trường hợp hạch từ 3cm đến 6 cm (30%). Tuy nhiên, có tới 6 trường hợp (chiếm 15%) hạch trên 6 cm. Điều này một lần nữa BN đi khám ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ sờ thấy hạch lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và hạch ở giai đoạn muộn hơn so với nghiên cứu của T.Đ.Ngọc Linh.
Theo bảng 3.8, mức độ phát hiện hạch trên lâm sàng tuỳ thuộc vào vị trí u nguyên phát. Hạch cổ thường gặp nhất trong ung thư lưỡi, sau đó là ung sàn miệng và ung thư lợi hàm, ung thư niêm mạc má và ít gặp nhất trong UT khẩu cái cứng.
Sự xuất hiện hạch cổ trên lâm sàng còn phụ thuộc vào kích thước khối u. Kích thước u càng lớn, tỷ lệ di căn hạch càng cao. Với u có kích thước ≤ 4 cm, chỉ có 31,5% các trường hợp có hạch cổ trên lâm sàng, nhưng khi kích thước khối u trên 4 cm hoặc xâm lấn da, xương, tỷ lệ hạch cổ sờ thấy được lên tới 71,4% (bảng 3.9). Nhận xét này cũng như kết quả nghiên cứu của T.Đ. Ngọc Linh và Nguyễn Hương Giang. Schantz cũng đưa ra nhận xét: kích thước u càng lớn, tỷ lệ có hạch cổ trên lâm sàng càng cao [30].
Giai đoạn bệnh
Mặc dù giai đoạn khối u chủ yếu là T2, nhưng đánh giá thêm yếu tố hạch cổ, và di căn xa, giai đoạn thường gặp là giai đoạn III và IV, chiếm 60%. Giai đoạn I chỉ chiếm 5% (biểu đồ 3.4). Như vậy một lần nữa khẳng định bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được chẩn đoán rất muộn.
4.1.3. Mô bệnh học
Loại mô bệnh học phổ biến nhất là ung thư biểu mô vảy, trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 82,5% (bảng 3.11). Tỷ lệ này trong nghiên cứu của T.Đ.Ngọc Linh là 96,5% [21], nghiên cứu của Võ Thị Do là 83,58% . Các tác
giả nước ngoài đều nhận định, trên 80% ung thư ở khoang miệng là ung thư biểu mô vảy [32], [34], [36], [45], [58].
Có 4 trường hợp UTBM nhầy dạng biểu bì, 3 trường hợp UTBM dạng tuyến nang. Các trường hợp này đều ở khẩu cái cứng và sàn miệng. Theo Schantz, ung thư khẩu cái cứng và sàn miệng, ngoài dạng ung thư biểu mô vảy còn gặp ung thư biểu mô xuất phát từ các tuyến nước bọt phụ, bao gồm các dạng kể trên [30].
Một số công trình gần đây bàn về mối liên quan giữa độ mô học và vị trí khối u [35]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ung thư sàn miệng có tỷ lệ độ 3 cao nhất (54,2%), sau đó là ung thư lợi hàm và lưỡi. Chúng tôi không thấy mối liên quan giữa kích thước u và độ mô học, vì mặc dù các số liệu cho thấy kích thước khối u càng lớn, tỷ lệ độ mô học ác tính cao càng cao. Samuel G.T (1995) khi nghiên cứu 3249 trường hợp ung thư biểu mô vảy ở đầu cổ cũng không nhận thấy sự liên quan giữa độ mô học và kích thước khối u [44]. Trái lại, tác giả này nhận xét, có sự liên quan giữa độ mô học và tỷ lệ di căn hạch vùng. Độ mô học càng cao cho khả năng di căn hạch càng cao. Chúng tôi cũng có chung quan điểm này. Tỷ lệ hạch cổ sờ thấy tăng dần với u có độ mô học từ độ 1 (27,2) tới độ 3 (39,5%).