Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS,KNS của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

của BGH nhà trường

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của BGH nhà trường, tác giả đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để khảo sát gồm 15 đồng chí là hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, nhóm trưởng các bộ môn trong nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo bốn mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.10

71

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS của BGH, tổ trưởng, nhóm trưởng trong

nhà trường (n=15)

S

TT Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện (N = 15)

Tốt Khá Trung

bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng các tiêu chí kiểm tra

đánh giá 0 0 3 30 2 13.3 10 66.7

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách

0 0 5 33.3 6 40 4 26.7

3

Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS của các lực lượng trong nhà trường

0 0 3 30 5 33.3 7 46.7

4

Kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch giáo dục GTS, KNS của các lực lượng trong nhà trường

0 0 2 13.3 6 40 7 46.7

5

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS, KNS thông qua kết quả rèn luyện của học sinh

0 0 4 26.7 8 53.3 3 30

6 Kiểm tra việc phối hợp các lực

lượng giáo dục 0 0 6 40 5 33.3 4 26.7

7

Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục GTS, KNS

72 Nhận xét

Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường còn chưa cụ thể, chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá chung của BCH Đoàn trường, công tác kiểm tra đánh giá của BGH nhà trường cũng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa tốt ở mức độ cao(46.7%), đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhà trường ít tổ chức hoạt động này, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực tham gia của học sinh.

Tiểu kết chương 2

Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS và quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS ở trường THPT Thanh Oai A tôi rút ra một số nhận định sau:

Từ khi bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào "xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trường THPT Thanh Oai A, đã đưa hoạt

động giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường, đã có sự phát động, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường như GV bộ môn, BCH Đoàn trường, GV chủ nhiệm lớp, GV tổ chức hoạt động GDNGLL, phối hợp hội PHHS và hội khuyến học huyện Thanh Oai, các cơ quan liên quan như huyện Đoàn Thanh Oai, Công An huyện, Trung tâm y tế dự phòng Huyện Thanh Oai, tham ra giáo dục cho học sinh nhà trường, bước đầu cũng tạo được sự chuyển biến về nhận thức cho GV, HS, PHHS trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tuy nhiên nhà trường mới quan tâm đến rèn KNS cho học sinh là chủ yếu, chưa quan tâm tới việc giáo dục giá trị sống cho học sinh, sự hiểu biết về giá trị sống, kỹ năng sống của GV, học sinh cũng còn nhiều hạn chế.

73

động, cũng như chưa có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh. Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa xây dựng được những tiêu chí kiểm tra đánh giá, chưa có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động, việc kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên, khen thưởng chưa kịp thời, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS của nhà trường chưa cao. Sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục.

Đội ngũ giáo viên nhà trường chưa được tập huấn nâng cao trình độ tổ chức hoạt động, chưa có cơ chế hoạt động, những quy định bắt buộc từ phía BGH nhà trường, vì vậy, mặc dù GV nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động, nhưng khi được phân công nhiệm vụ, họ vẫn chưa tâm huyết, khi thực hiện còn mang tính đối phó, vì vậy hiệu quả hoạt động giáo dục GTS, KNS của nhà trường chưa cao.

Một số GV, Cán bộ BCH Đoàn trường, còn thiếu nhiệt tình, một số khác thì thiếu tinh thần trách nhiệm, một số nhiệt tình thì ít được tập huấn nâng cao trình độ vì vậy ngại việc.

Vì vậy cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS của hiệu trưởng nhà trường một cách hợp lý và khoa học, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của đội ngũ GV nhà trường, nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nhà trường nói riêng và công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung.

74 CHƯƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH OAI A

3.1. Những cơ sở cho việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường THPT Thanh Oai A

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)