Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục GTS,KNS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 45)

Thu thập các thông tin về quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục GTS, KNS của toàn trường cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Đối chiếu kết quả với tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó xác định các vấn đề cần điều chỉnh trong chu trình quản lý tiếp theo, xác định các cá nhân tích cực để động viên khen thưởng kịp thời cũng như các tồn tại để phê bình, khắc phục hậu quả.

42

Những bất hợp lí của kế hoạch; những ý thức thái độ chưa tốt khi thực hiện nhiệm vụ của GV; những bất cập nảy sinh về chế độ phối hợp, thời gian, các nguồn lực.

Quá trình kiểm tra đánh giá thực hiện đúng thời điểm. Kết hợp giữa đánh giá giai đoạn với đánh giá quá trình. Đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, dân chủ.

Kết qủa kiểm tra, đánh giá sẽ được gắn với từng các nhân và nó là một tiêu chuẩn tham gia trược tiếp vào việc đánh giá xếp loại giáo viên trong các đợt thi đua và đánh giá, xếp loại công chức viên chức hàng năm của nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trương THPT là một trong những nhu cầu tất yếu của các nhà trường trong thời kỳ hiện nay, thời kỳ hội nhập và phát triển, thời kỳ mà toàn thể cán bộ giáo viên và các em học sinh đang nỗ lực phấn đấu để xây dựng thương hiệu của các nhà trường trong toàn ngành và trong xã hội, tiếp tục xây dựng niền tin của phụ huynh, lãnh đạo các cấp với nhà trường. Đáp ứng được mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh THPT nói riêng và thế hệ trẻ

Việt Nam nói chung với 5 tiêu chí “ Bản linh - vững vàng. thanh lịch - văn minh. tri thức - phong phú, sưc khỏe- rôi dào và kỹ năng- thành thạo”

Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh cả kỹ năng sống (tài) và giá trị sống (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ giữa tài và đức, trong đó cái đức được đề cao. Đặc biệt khi trong mỗi các em có được những “Đức tâm” thì đó là gốc rễ của mọi vấn đê, nó là nơi khởi nguồn của một cuộc sống lành mạnh, lương thiện, vui tươi, biết hy sinh và biết cống hiến, biết tôn trọng những gì mình đang có và phấn đấu vì những điều tốt đẹp trong tương lại, biết sống vì mọi người và vì cộng đồng.

Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em học sinh THPT còn là một vân đề hết sức quan trọng để từng bước nâng cao chất

43

lượng đạo đức, thúc đẩy kết qủa học tập của mỗi nhà trường, Đẩy mạnh hơn nữa sợi dây liên kết giữa gia đình nhà trường và xã hội.

Quản lí hoạt động GD giá trị sống, kỹ năng sống cho HS ở nhà trường là quản lí hoạt động GD toàn diện cho học sinh, bao gồm hoạt động quản lý nội dung, chương trình, lực lượng, các điều kiện hỗ trợ hoạt động vv . Để quản lí giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống ở trường THPT Thanh Oai A một cách hiệu quả nhất ngoài những việc trên thì cần phải thực hiện tốt các chức năng quản lí trong hoạt động GD và biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.

Chương 1 của luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông nói chung, và học sinh trường THPT Thanh Oai A nói riêng. Lí luận ở chương 1 này làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp phù hợp ở chương 3.

44 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THPT

THANH OAI A –THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Lịch sử nhà trường

Trường trung học phổ thông Thanh Oai A là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập vào năm 1965, là trường THPT đầu tiên của huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội.

Huyện Thanh Oai ngày trước không có trường trung học phổ thông, hầu hết con em người lao động trong vùng muốn học đều phải học tại trường Cấp 3 Ứng Hòa thuộc Phủ Ứng Hòa. Đến năm 1965 do tình hình chiến tranh phải sơ tán, trường C3 Ứng Hòa tách ra thêm 2 phân hiệu là cấp 3 Mỹ Đức và cấp 3 Thanh Oai. Trường C3 Thanh Oai với 01 lớp 9 chuyển từ Ứng Hòa, do thầy Trịnh Sỹ Thứ, hiệu phó trường cấp 3 Ứng Hòa phụ trách phân hiệu) địa điểm đặt tại xã Kim An. Năm 1966 Trường C3 Thanh Oai được tách riêng không còn là phân hiệu của trường cấp 3 Ứng Hòa và chuyển địa điểm về xã Đỗ Động. Năm 1972 trường C3 Thanh Oai tách ra phân hiệu C3 Thanh Oai B (Phân hiệu B) đặt tại Xã Bình Minh – Thanh Oai (nay là trường THPT Thanh Oai B). Năm 1985 do đặc điểm tình hình địa lý và nhu cầu của nhân dân trong vùng trường C3 Thanh Oai A tách thêm ra trường THPT Nguyễn Du đặt tại Xã Dân Hòa – Thanh Oai. Trường THPT Thanh Oai A là ngôi trường có bề dày truyền thống của huyện Thanh Oai , các thế hệ thầy và trò nhà trường đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục. Số học sinh khá, giỏi, và học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp ngày càng tăng. Đặc biệt, tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm học 2009-2010, trường có hơn 25% HS thi đỗ đại học, trong đó có 2 HS đỗ thủ khoa Trường Đại học Xây dựng và Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến năm học 2010-2011, tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học đã tăng lên hơn 30%, trong đó 2 lớp đạt 100% học sinh thi đỗ. Gần đây nhất,

45

năm học 2011-2012, trường có tới 32 % HS thi đỗ đại học cũng trong năm học này, nhà trường vi dự đón tiếp bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận, nguyên là học sinh cũ của nhà trường về dự lễ khai giảng, năm học 2012 – 2013 trường THPT Thanh Oai A vinh dự đón tiếp phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt về dự lễ khai giảng năm học mới và chúc mừng những thành tích mà nhà trường đã đạt được. Năm học 2013 -2014 là năm học bản lề cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia và thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường.

Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng trí dục, nhà trường còn đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh về đức, trí, thể, mỹ; “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chính vì thế, học sinh không chỉ đạt kết quả học tập tốt mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nhà trường luôn được đánh giá là đơn vị có phong trào quần chúng xuất sắc, đặc biệt

trong việc thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động khác của Đảng, Nhà nước và của Ngành

Trường THPT Thanh Oai A là nơi đào tạo bao thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, trong đó các nhân vật đảm trách những nhiệm vụ cao của nhà nước như Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. Ngoài việc học tập và hoạt động thể dục thể thao, các học sinh trường THPT Thanh Oai A còn được tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau bao gồm cả các hoạt động thường niên và không thường niên. Các hoạt động ngoại khóa thường niên phần lớn là các hoạt động giáo dục kỹ năng mềm, giáo dục giá trị sống, lễ ra trường của học sinh lớp 12…Ngoài các hoạt động thường niên, trường còn tổ chức nhiều hoạt động không thường niên như: Thi “Thiết kế thời trang Bảo vệ môi trường” bằng các chất phế thải, “Rung chuông vàng - Ứng phó biển đổi khí hậu”, Hội thi “nét đẹp Trang An”, Hội thi “Học sinh Thanh Lịch” , cùng với đó là các câu lạc bộ ngoại khóa như: Câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ khiêu vũ, câu lạc bộ Võ thuật.v.v.

46

và 106 cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị ngày được nâng cao. 100% cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và 22 % trên chuẩn

Các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tiếp tục được tăng cường, Nhà trường luôn triển khai có hiệu quả các chương trình giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học . Đầu tư, nâng cấp cơ sở đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện Thanh Oai. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường có chuyển biến rõ rệt, giáo dục thể chất, văn hóa - văn nghệ hàng năm đạt kết quả cao,kết quả thi tốt nghiệp của nhà trường luôn đạt mức trung bình khoảng 96%. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ giáo dục đặc biệt là sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội.

Duy trì và nâng cao hoạt động của các tổ chuyên môn,các tổ chức đoàn thể nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục kỹ năng cho học sinh. Thực hiện công bằng trong giáo dục, dân chủ trong nhà trường.

Trong những năm vừa qua,đặc biệt từ sau năm 2008 khi sát nhập vào thành phố Hà Nội, trường THPT Thanh Oai A đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đã tập trung chỉ đạo khá toàn diện, đề ra những chủ trương, biện pháp sát với thực tế, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Oai A cho học sinh trường Trung học phổ thông Thanh Oai A

2.2.1. Nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh nhà trường về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống

Để đánh giá thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh và học sinh nhà trường về giá trị sống, kỹ năng sống tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm hỏi 36 phụ huynh học sinh đồng thời cũng là chi hội trưởng hội phụ huynh của các lớp và 150 học sinh (khối 12: 50, khối 11: 50, khối 10:50)

47

Bảng 2.1. Nhận thức của cha mẹ học sinh và học sinh về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống

Nhận xét

Qua số liệu thống kê điều tra, cho thấy:

- Phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, thể hiện thông qua nhận thức được giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống, kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống , đạt tỉ lệ rất thấp, đặc biệt có nhiều phụ huynh học sinh còn chưa hiểu kỹ năng sống và giá trị sống là gì họ chỉ bày tỏ quan điểm chỉ cần thầy cô trong nhà trường giáo dục cháu chăm ngoan, học giỏi là được mà không quan tâm nhiều đến các hoạt động giáo dục khác, điều quan trọng đối với họ khi con mình ngồi ở ghế nhà trường THPT là đỗ được tốt nghiệp rồi thi vào một trường đại học hoặc cao đẳng nào đó là được. Kết quả điều tra trên, một phần phản ánh công tác phối hợp giữa nhà trường với hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống chưa tốt, phần nhiều nữa là do nguyên nhân trường THPT Thanh h Oai A là vùng giáp ranh với thủ đô Hà Nội đa phần các gia đình luôn bận buôn bán hoặc làm

Nội dung Mức độ trả lời PHHS (N = 36) HS (N = 150) Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Giá trị sống là nền tảng hình thành kỹ năng sống 15 41.7 21 58.3 53 35.3 97 64.7 Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống 19 52.8 17 47.2 61 40.7 89 59.3

48

nghề nên mặt bằng dân trí còn thấp, trình độ nhận thức của một số phụ huynh chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, chính vì vậy chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay.

- Đối với học sinh khi lựa chọn về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống (Giá trị sống là nền tảng hình thành kỹ năng sống, kỹ năng sống là công cụ, phương tiện hình thành và thể hiện giá trị sống), đa phần các em lựa chọn không đúng điều đó thể hiện nhận thức về mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống của học sinh nhà trường còn rất hạn chế, một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là nhà trường chưa quan tâm giáo dục giá trị sống kết hợp với kỹ năng sống.

2.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh sống cho học sinh

2.2.2.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên, Học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Nhận thức được tầm quan trọng và cấp bách của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, nhưng cần giáo dục giá trị sống, hay kỹ năng sống hay đồng thời cả giá trị sống và kỹ năng sống là vấn đề còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, để đánh giá thực trạng nhận thức về vấn đề này tôi đã tiến hành khảo sát 280 người (gồm 02 CBQL, 92 GV, 36 PHHS, 150 HS) về vấn đề này. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, giáo viên, phụ huynh học sinh và

học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục GTS, KNS. (n=280 )

Quan điểm Số người tán thành Tỷ lệ %

Cần giáo dục kỹ năng sống 35 12.5

Cần giáo dục giá trị sống 51 18.2

Cần giáo dục cả giá trị sống và kỹ năng

49 Nhận xét

Kết quả điều tra cho thấy; số ý kiến cho rằng cần giáo dục cả giá trị sống và kỹ năng sống cho tỷ lệ cao nhất (69.3%), khi được hỏi về điều này một số người đưa ra quan điểm là: Giáo dục giá trị sống là cái nền cho giáo dục kỹ năng sống, đồng thời có kỹ năng mới hiểu được giá trị sống, để cảm nhận được sâu sắc các giá trị, người học cần phải được phát triển những kỹ năng nhất định, chính vì thế song song với giáo dục giá trị sống, cần trang bị cho người học cách tiếp nhận và chuyển tải các giá trị ấy, đó chính là giáo dục kỹ năng sống.

2.2.3. Đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên nhà trường về giá trị sống sống

2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV về giá trị sống

Để tìm hiểu về nhận thức của giáo viên nhà về vấn đề này, tác giả đã đưa ra các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và 12 giá trị phổ quát của nhân loại để GV tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về giá trị sống kết quả:

Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết của GV về những giá trị sống

TT Giá trị sống

Đánh giá mức độ hiểu biết của GV(N = 92) Hiểu sâu sắc Hiểu chưa sâu sắc Chưa hiểu hết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Các giá trị truyền thống 63 68.5 17 18.5 12 13 2 Giá trị hòa bình 8 8.7 63 68.5 21 22.8

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)