* Mục tiêu
Kiểm tra để xem xét việc triển khai tổ chức thực hiện các hoạt đông GD GTS,KNS như thế nào; Xác định rõ việc nào làm tốt, việc nào chưa thực hiện và việc nào làm chưa tốt, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong các hoạt động để góp phần đạt tới những mục tiêu đã xác định.
Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, KNS nhà quản lý phải luôn luôn quan tâm hàng đầu. Kiểm tra đánh giá giúp cho người quản lý biết được kết quả rèn luyện của HS qua hoạt động từ đó có sự điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp; đồng thời cũng giúp cho HS tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân và những người xung quanh... Việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác, chân thực, khách quan sẽ có tác dụng trực tiếp tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động GD GTS, KNS của nhà trường.
* Nội dung
96 - Tổ chức kiểm tra đánh giá
- Phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Tổng kết thi đua, khen thưởng kịp thời.
* Cách thực hiện
Kiểm tra là một chức năng cơ bản để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý chính xác. Không kiểm tra sẽ không đánh giá đúng thực trạng, cũng như không có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy và hỗ trợ các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh phong phú và đa dạng, bởi vậy khâu kiểm tra, đánh giá cũng khó khăn và phức tạp. Để việc kiểm tra đạt kết quả tốt thì khi tiến hành kiểm tra,
người quản lý phải xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá phải được dựa trên mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch đã xây dựng, lượng hoá bằng điểm hiệu quả của công việc từ đó đánh giá ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong từng hoạt động.
Các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải được xây dựng từ ý kiến của tập thể GV và học sinh trong trường, sau đó thống nhất thành các tiêu chuẩn để triển khai thực hiện trong toàn trường.
Để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá cần tổ chức các lực lượng kiểm tra, theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình GD GTS, KNS, đó là Đoàn thanh niên, ban thi đua khen thưởng của nhà trường:
+ Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, chuẩn bị phương tiện kỹ thuật kiểm tra như: phiếu đánh giá, các câu hỏi để GV, HS trả lời, bản thu hoạch...lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ, thu thập thông tin kịp thời, chính xác.
+Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất thúc đẩy là chủ yếu.
+ Hình thức kiểm tra: Có nhiều hình thức kiểm tra như:
97 Kiểm tra quá trình tổ chức hoạt động;
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất
Kiểm tra các tổ chức, các lực lượng thực hiện như : ĐTN, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Kiểm tra chéo giữa các lớp, hoặc giữa các khối trong nhà trường
Kiểm tra là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ, chính vì vậy người kiểm tra phải xác định đúng đắn giá trị của từng cá nhân, tập thể trong những hoạt động cụ thể. Phải dựa theo mục tiêu của HĐ GD GTS, KNS, các tiêu chuẩn mà hội đồng sư phạm nhà trường đã thông qua, so sánh với hiệu quả của công việc của GV, HS, tập thể, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên, của học sinh và tập thể đã đạt ở mức độ nào. Qua đó người quản lý phát hiện những sai lệch so với chuẩn hay kết quả đạt với chuẩn...biện pháp đang thực hiện phù hợp hay chưa phù hợp...
Đối với GV: kết quả đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động các HĐ GD GTS, KNS là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
Đối với các lớp và học sinh : Sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá, nhắc nhở, khen ngợi, nêu gương cụ thể những học sính thực hiện tốt, có sự chuyển biến về hành vi, thái độ.Kết quả rèn luyện của các em học sinh và tập thể lớp được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua tập thể học sinh.
Trên cơ sở kết quả của việc kiểm tra, người quản lý sẽ đưa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp: Uốn nắn sai lệch hoặc xử lý hoặc phát huy thành tích, khuyến khích động viên, khen thưởng.
Thi đua, khen thưởng: Là hình thức động viên có ý nghĩa giáo dục rất lớn.
Tuy nhiên nếu khen thưởng không đúng người, đúng việc thì sẽ phản tác dụng. Để làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, người quản lý cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, xây dựng các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các
98
lực lượng tham gia để mọi người phấn đấu đạt được thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm , nhận xét kịp thời, chính xác mang tính động viên. Thành lập ban thi đua để đánh giá thi đua của giáo viên và học sinh toàn trường, tạo nên sự công bằng trong công tác thi đua.