Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS,KNS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

*Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác giáo dục GTS, KNS cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong suốt năm học, tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. Bên cạnh đó còn tránh chồng chéo, giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hoàn chỉnh, thông suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện.

Kế hoạch hóa công tác giáo dục GTS, KNS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh; Chủ động dành phần nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể để công tác giáo dục GTS, KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao.

86

- Trang bị những kiến thức cơ bản về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cho CBQL, GVCN và những người làm công tác Đoàn phụ trách hoạt động GD GTS, KNS.

- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, sự tích cực chủ động sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động GD GTS, KNS cho học sinh, thông qua các hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống.

- BGH nhà trường tiến hành quản lý, thực hiện lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ GD GTS, KNS.

*Cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS cả năm cho cấp học và các lớp học

Kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh phải bám sát ba mục tiêu là: Nâng cao nhận thức; Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức và rèn luyện hành vi. Hiệu trưởng và cán bộ trong ban chỉ đạo giáo dục GTS, KNS của nhà trường cùng phân tích đặc điểm tình hình của nhà trường, của ngành của địa phương, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, hạn chế, tài chính, nhân lực  Xác định rõ mục tiêu giáo dục cho từng giai đoạn cụ thể. Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các bộ phận như: Các phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Bí thư đoàn TN, giáo viên bộ môn giáo dục công dân, GVCN căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ dự thảo kế hoạch giáo dục GTS, KNS của nhà trường để chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan, chủ động học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn, phát huy sáng tạo tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch dự thảo hoạt động theo các nhiệm vụ mà mình được phân công phụ trách.

Sau khi các cá nhân, các bộ phận đã xây dựng xong kế hoạch dự thảo, hiệu trưởng họp ban chỉ đạo để thống nhất và khớp các kế hoạch dự thảo của các bộ phận thành kế hoạch dự thảo chung của toàn trường.

Hoàn thành dự thảo kế hoạch, hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp ý của hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để các bộ phân,

87

cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể để giáo dục GTS,KNS cho học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và lộ trình chính thức cho việc giáo dục GTS, KNS của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể cả năm cần gắn với các cuộc vận động như: "Cuộc vận động 2 không: Nói không với bệnh thành tích và những tiêu

cực trong thi cử"; "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương" và nhiều cuộc vận động khác đối với trường học. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tập trung thực hiện 5 nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách, nề nếp sinh hoạt của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh hàng tháng, hàng tuần riêng cho các lớp.

Căn cứ kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong cả năm của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo thực xây dựng kế hoạch tháng, tuần với các bước như xây dựng kế hoạch cả năm. Sau khi thống nhất hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch giáo dục GTS, KNS của các lực lượng này để đảm bảo sự nhất quán với mục tiêu chung của kế hoạch tổng thể.

Kế hoạch giáo dục GTS, KNS cho học sinh hàng tháng, hàng tuần ngoài việc phải bám sát mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ và nội dung giáo dục, kế hoạch cần đượ c xâ y dựng gắn liền vào những chủ đề hàng tháng với những hình thức giáo dục đa dạn g, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Chỉ đạo các GV môn học lồng ghép giáo dục, giá trị sống, kỹ năng sống thông qua dạy học các môn học, đặc biệt các môn học có nội dung có thể lồng ghép được việc giáo dục gá trị sống, kỹ năng sống.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân công thực hiện, sắp xếp nhân lực, phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch. Lập chương trình

88

hoạt động thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch. Giao kế hoạch cho các bộ phận, các cá nhân thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện kế hoạch GD GTS, KNS cho HS phải bám sát kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện cần phải giám sát xem GV có cần hỗ trợ không.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GD GTS, KNS cho HS. Thực hiện kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, sau khi kiểm tra, đánh giá sơ bộ, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch và kiểm tra đánh giá giai đoạn cuối kỳ. Đánh giá tổng thể kế hoạch và đây là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch là bước quan trọng bởi nó giúp người quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đề ra. Đồng thời giúp người quản lý xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như hạn chế của kết quả thực hiện.

Như vậy, ta thấy rõ việc bồi dưỡng cho CB, GV biết cách xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện là vô cùng hữu ích giúp cho CBQL, GV của trường hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch, giảm thiểu hoạt động mang tính tự phát làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của trường. Bên cạnh đó BGH nhà trường quản lý tốt công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giúp kế hoạch đi đúng mục tiêu đề ra, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những thất bại, rủi ro trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)