động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các lực lượng tham gia
* Mục tiêu
Tạo sự nhận thức chung và đồng thuận của các lực lượng tham gia giáo dục GTS, KNS về vi trò quan trọng của hoạt động GD GTS, KNS cho HS trường THPT Thanh Oai A Hà Nội.
* Nội dung
Làm rõ vai trò của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong việc hình thành nhân cách của HS .
Trang bị kiến thức về vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho cán bộ giáo viên nhà trường. Chỉ rõ trách nhiệm của từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể liên đới đến hoạt động GD GTS, KNS cho HS.
* Cách thực hiện
* Đối với CBQL, GV
Tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo,; tổ chức phổ biến, học tập Điều lệ Trường phổ thông , Nhiệm vụ năm học của Sở GD, đến toàn thể CBQL và GV để họ hiểu trách nhiệm của mình trong việc GD HS; quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay đặc biêt là việc đổi mới toàn diện nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng việc giáo dục đạo đức và các kỹ năng thực hành.
Định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường. Xây dựng KH nhiệm vụ năm học của trường
79
bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì GV mới có những đánh giá nhìn nhận đúng về công tác GD HS.
Tổ chức hội thảo tập huấn về GD GTS, KNS, tuyên truyền về vị trí, ý nghĩa vai trò, tác dụng của GD GTS, KNS đối với việc GD toàn diện HS.
Tổ chức cho CBQL và GV tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức hoạt động GD GTS, KNS cho HS từ các đơn vị bạn. Tham gia các chương trình vui chơi dã ngoại.
Tổ chức chuyên đề trong nhà trường, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau kinh nghiệm công tác giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm sau đó chỉ đạo thực hiện đại trà để có định hướng đúng trong nhận thức của GV, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức, từ đó đẩy mạnh hiệu quả hoạt động.
CBQL quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động GD GTS, KNS cho HS, Cán bộ GV phải luôn chú ý GD GTS, KNS cho HS trong và ngoài giờ lên lớp, đồng thời phối kết hợp với gia đình để có sự GD sát sao, hiệu quả.
* Đối với học sinh
Tổ chức các hoạt động như phổ biến, tham quan dã ngoại, giao lưu, diễn đàn, đối thoại, treo băng zôn khẩu hiệu… để tuyên truyền về ý nghĩa vai trò của việc GD GTS, rèn luyện KNS. Giúp các em hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay là đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải còn có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng. Hoạt động GD GTS, KNS giúp trang bị vốn sống cho các em đáp ứng với đòi hỏi của xã hội, Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống và định hướng nghề nghiệp sau này.
Tổ chức các buổi sinh hoạt cho HS tìm hiểu về các GTS, KNS phù hợp lứa tuổi, tạo điều kiện để các em tuyên truyền những hiểu biết về các GTS. KNS mà các em được học tập với bạn bè, người thân và cũng tạo cơ hội cho các em có được khả năng giao lưu, thảo luận giữa các lớp hoặc với HS
80 trường khác.
Tổ chức cho HS đọc sách báo về GD các GTS, KNS ở thư viện và tổ chức các hoạt động giới thiệu sách từ đó thúc đẩy sự tự học tập và tìm hiểu về giá trị sống của học sinh.
* Đối với phụ huynh học sinh
Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, mời chuyên gia về nói chuyện chuyên đề về GTS, KNS cho phụ huynh học sinh hoặc ban thường trực, các chi hội trưởng các lớp để tuyên truyền về ý nghĩa vai trò của việc GD GTS, KNS, để phụ huynh HS hiểu rõ và cùng thầy cô giáo giúp các em có hiểu biết về GTS và rèn luyện KNS, giúp các em có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và xử trí những tình huống thực tế các em có thể phải đối mặt trong cuộc sống.
Tổ chức các hội nghị phụ huynh phổ biến về nội quy, quy định, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để hoạt động GD GTS, KNS cho các em HS đạt hiệu quả cao.
Nhà trường chủ động bằng các hoạt động cụ thể: cung cấp tài liệu, tổ chức tọa đàm, hội nghị, trao đổi chỉ cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con, khơi dậy trong con em họ ý thức về cái tốt, cái xấu, về cái nên làm, cái không nên làm, đề cao việc giáo dục đạo đức kính trên nhường dưới, đề cao phẩm chất con người, những nếp sống văn hóa, giá trị truyền thống gia đình, truyền thống làng, xã, địa phương.
Bên cạnh đó gia đình cam kết trách nhiệm của mình, cùng với nhà trường quan tâm đến giáo dục giá trị sống kỹ năng sống cho HS. Tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em họ,bản thân phụ huynh cũng tham gia trực tiếp vào việc giáo dục GTS,KNS và tham gia quản lý việc giáo dục GTS, KNS cho con mình khi các em không ở trường.
81