Giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản, giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý giá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn. Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại.Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyện năng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên.

Có rất nhiều KNS mà con người cần học trong suốt cuộc đời, nhưng đối với học sinh THPT, nội dung giáo dục kỹ năng sống cần tập trung vào một số kỹ năng cơ bản cần thiết sau:

- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ của bản thân, biết nhìn nhận đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh điểm yếu…của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Đây là kỹ

28

năng cơ bản của con người là nền tảng để con người giao tiếp ứng xử phù hợp với hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác.

- Kỹ năng xác định giá trị: Là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác động định hướng cho suy nghĩ hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống, kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được bản thân, biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết tôn trọng người khác có những giá trị và niềm tin khác

- Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ: Đồng cảm và chia sẻ là sự cảm thông, thương xót, là sự cho đi hay giúp đỡ người khác cả về vật chất lẫn tinh thần bằng tất cả khả năng của mình giúp học vượt qua những khó khăn, hoạn nạn mà không mong muốn được đền đáp, trả ơn.

- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Là khả năng con người bình tĩnh sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân, theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hoá, đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm, bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ và ý tưởng, nhu cầu mong muốn cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và tư vấn khi cần thiết.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là xung đột, tranh cãi bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người biết kìm chế cảm xúc, tránh bị kích động nóng vội giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân, nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực thoả mãn nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ của các bên một cách hoà bình.

29

nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

-Kỹ năng tư duy sáng tạo:Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm: Đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tin tưởng chủ động và ý thức tự hcia sẻ công việc ới accs thành viên khác trong nhóm. Khi đảm nhận trách nhiệm cần dựa trên những điểm mạnh, tiểm năng của bản thân, đông fthowif tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Là khả năng con người biết sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường trung học phổ thông thanh oai a thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)