3.1 SƠ LƢỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN
Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ. Là huyện mới, Phong Điền gặp không ít khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhƣng bằng những bƣớc đi đúng đắn và có tính chiến lƣợc, Phong Điền đã và đang phát huy lợi thế để bứt phá đi lên. Huyện có diện tích: 119,48 km2, dân số 102.621 ngƣời, đơn vị hành chính gồm có: 01 thị trấn (Thị trấn Phong Điền) và 06 xã (Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trƣờng Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa). Vị trí địa lý: phía Bắc giáp Ô Môn và quận Bình Thủy, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phƣơng trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thƣơng mại – Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển tƣơng lai của thành phố Cần Thơ, toàn huyện Phong Điền sẽ là vùng du lịch sinh thái miệt vƣờn sông nƣớc phía tây thành phố. Đây đƣợc coi nhƣ “lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ.
Thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là cây ăn trái. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2013 toàn huyện hiện có 6.015 ha vƣờn cây ăn trái nhƣ: Dâu Hạ Châu, chôm chôm, vú sữa... Huyện có diện tích hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày lớn, đặc biệt sản xuất hoa màu trái vụ. Sản xuất hoa màu là một trong những thế mạnh của Phong Điền và hàng năm đều đem lại lợi nhuận khá cao cho nông dân. Những năm gần đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu rõ nét, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh, diện tích nuôi các loại cá sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lƣơn, ba ba và tôm càng xanh, cá tai tƣợng… ngày càng tăng. Nuôi cá sấu là một trong những mô hình mới của huyện Phong Điền.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN