4.1.1 Doanh số cho vay
4.1.1.1 Doanh số cho vay của Ngân hàng theo thời hạn
Tín dụng là một hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng luôn đầu tƣ hoàn thiện công tác tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng vay, cho vay các dự án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cao để đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, các khoản vay ngắn hạn luôn đƣợc Ngân hàng chú trọng, thể hiện là DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Cụ thể ta xem qua bảng DSCV theo thời hạn trong ba năm của Ngân hàng để thấy khả năng sử dụng vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng trong ba năm (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 304.081 317.436 356.059 13.355 4,39 38.623 12,17 Trung và dài hạn 67.213 105.450 104.884 38.237 56,89 -566 -0,54 Tổng 371.294 422.886 460.943 51.592 13,90 38.057 9,00
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng DSCV của Ngân hàng qua ba năm tăng liên tục. Điều này cho thấy lƣợng khách hàng có nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng nhiều. Đây cũng là kết quả cho sự nổ lực hết mình của Ngân hàng trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, cải thiện tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng vay và sự tăng lên này cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nƣớc đã có các chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ cho Ngân hàng trong địa bàn, nhằm thực hiện đảm bảo mục tiêu phục vụ cho nhu cầu của khách hàng đến vay vốn tốt nhất.
Trong tổng DSCV, thì DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 75% qua các năm). Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang đƣợc mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của chi nhánh, trong nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời trong sản xuất, tiêu dùng cũng nhƣ cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là để phù hợp với hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trong địa bàn chủ yếu là vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp: chi phí làm vƣờn, trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp… Ngoài ra còn để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
Tình tình cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng qua ba năm nhìn chung có tăng. Các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ mới: trang thiết bị, mua sắm máy móc, xây dựng mới và sửa chữa nhà cửa... Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DSCV, do loại hình này mang rủi ro cao cho Ngân hàng khi khó xoay vòng đƣợc nguồn vốn, nguy cơ mất lãi và vốn rất cao do thời gian dài Ngân hàng sẽ khó lấy lại đƣợc vốn nếu khách hàng vay hoạt động không hiệu quả hoặc doanh nghiệp phá sản. Thay vào đó, Ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn, với thời gian ngắn nên có thể tận dụng triệt để nguồn vốn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng.
Để thấy đƣợc tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân hàng trong thời gian gần đây nhƣ thế nào, ta xem bảng DSCV thời hạn 6 tháng đầu năm 2014 dƣới đây:
Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 so 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Ngắn hạn 198.488 78,41 172.543 75,87 -25.945 -13,07 Trung và dài hạn 54.645 21,59 54.863 24,13 218 0,40 Tổng 253.133 100 227.406 100 -25.727 -10,16
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, DSCV của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Chủ yếu giảm ở loại hình cho vay ngắn hạn, tình trạng này xuất phát từ việc Ngân hàng áp dụng quy định thắt chặt trong công tác cho vay, theo chính sách tín dụng của Chính phủ, NHNN, Agribank để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, số lƣợng khách hàng đạt yêu cầu đƣợc vay vốn ngày càng hạn chế hơn, dẫn tới việc DSCV giảm theo. Tuy nhiên, do đặc điểm
kinh tế tại địa bàn, nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, cũng nhƣ chính sách cho vay tại Ngân hàng mà cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao.
Cho vay trung và dài hạn có tăng, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân do khách hàng có nhu cầu vay vốn tăng lên, nhờ vào việc hỗ trợ lãi suất vay theo quyết định của Chính phủ đối với tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn với chu kỳ luân chuyển vốn chậm, khoản vay thu hồi chậm và lãi suất cao hơn so với ngắn hạn, đặc biệt rủi ro cao hơn vì vậy Ngân hàng rất thận trọng khi xem xét cho vay theo thời hạn này, do đó DSCV trung và dài hạn có tăng nhƣng không đáng kể.
Nhìn chung hoạt động cho vay của Ngân hàng trong ba năm là đạt hiệu quả, cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác phát vay, cải thiện bớt các thủ tục vay vốn cũng nhƣ tác phong phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại hoạt động cho vay đang gặp nhiều trở ngại, vì vậy Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác nâng cao chất lƣợng tín dụng, tìm kiếm và thẩm định khách hàng... Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng loại hình cho vay chủ lực ngắn hạn.
4.1.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng
Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền thì đối tƣợng khách hàng vay chủ yếu là hộ sản xuất - cá nhân và doanh nghiệp. Thông qua bảng DSCV theo đối tƣợng khách hàng trong ba năm dƣới đây ta sẽ thấy đƣợc hoạt động cho vay của Ngân hàng cho từng đối tƣợng nhƣ thế nào:
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng trong ba năm (2011 - 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 310.564 334.896 372.324 24.332 7,83 37.428 11,18 Doanh nghiệp 60.730 87.990 88.619 27.260 44,89 629 0,71 Tổng 371.294 422.886 460.943 51.592 13,90 38.057 9,00
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
Có thể thấy Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay đối tƣợng khách hàng hộ sản xuất (trên 80%) trong tổng DSCV. Trong đó, cho vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lơn nhất (trên 25%) trong tổng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng hộ sản xuất. Bởi lẻ, huyện Phong Điền là
vùng đất có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lơn, cùng với điều kiện tự nhiên thuân lợi, khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngồi chằng chịt… là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản... Một thực tế cho thấy rằng, việc DSCV tăng chứng tỏ Ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của ngƣời dân thiếu vốn sản xuất, mở rộng đầu tƣ, cải tiến phƣơng thức lao động, nâng cao năng suất…cũng nhƣ góp phần phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp nhƣ: mua máy cày, máy suốt, xây sân phơi…tiết kiệm sức ngƣời góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó một bộ phần lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn để phục vụ tiêu dùng và chi tiêu cá nhân, nhu cầu này bao gồm xây dựng và sửa chữa nhà, mua xe… DSCV lĩnh vực này cũng rất lớn. Bởi lẻ, khi mà đời sống kinh tế đã ổn định thì những yêu cầu của cuộc sống cũng tăng lên, thứ hai do giá cả hàng hóa tăng lên, đặc biệt là giá vật liệu xây dựng hầu nhƣ tăng gấp đôi làm cho nhu cầu vốn tăng lên dẫn đến DSCV tăng.
Đối tƣợng doanh nghiệp rất đa dạng là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH… qua ba năm DSCV đối tƣợng này tăng, do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, nhà máy, đổi mới trang thiết bị… để tăng năng suất cũng nhƣ cạnh tranh với đối thủ, khiến cho các doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn nhƣng nguồn vốn tự có không đủ hoặc chi phí cao nên cần sự hỗ trợ của Ngân hàng nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, đối tƣợng này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong DCSV. Nguyên nhân do số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn huyện không nhiều cũng ảnh hƣởng đến DSCV ngành này thấp và không thể tăng cao trong những năm qua.
Khoản thời gian nửa năm đầu 2014 là thời gian khó khăn trong công tác cho vay của Ngân hàng và nhu cầu vốn của các đối tƣợng khách hàng có nhiều thay đổi do điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn. Cụ thể ta xem bảng DSCV 6 tháng đầu năm 2014 để thấy đƣợc điều này:
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013
Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 so 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Hộ sản xuất 206.926 81,75 188.204 82,76 -18.722 -9,05 Doanh nghiệp 46.207 18,25 39.202 17,24 -7.005 -15,16 Tổng 253.133 100 227.406 100 -25.727 -10,16
Dựa vào bảng ta nhận thấy rằng, 6 tháng đầu năm 2014 DSCV của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. DSCV của cả hai đối tƣợng khách hàng đều có xu hƣớng giảm. Đối tƣợng khách hàng hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao trong DSCV, tuy nhiên khoản thời gian này hoạt động sản suất nông nghiệp của hộ sản xuất cá nhân giảm đi, do tình hình thời tiết, dịch bệnh gây thiệt hại trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, nên hộ sản xuất chƣa cần vốn sớm để tái sản xuất vụ mùa mới. Ngoài ra tình hình giá cả hàng nông sản biến động, nông dân trúng mùa thì chỉ bán đƣợc với giá thấp, do đó thu nhập không cao làm ảnh hƣớng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Nhận thấy điều đó Ngân hàng đã chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định khách hàng, phƣơng án sản xuất kinh doanh và phƣơng án trả nợ, loại bỏ bớt số khách hàng không đủ tiêu chuẩn và phƣơng án sản xuất không khả thi dẫn đến việc DSCV giảm đi.
DSCV khách hàng doanh nghiệp cũng giảm vào 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân giảm sút đến từ viêc các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, nợ phải thu và hàng tồn kho của doanh nghiệp cao. Do vậy, Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tƣợng này và tập trung thu hồi nợ để bảo tồn nguồn vốn, vì đầu tƣ cho đối tƣợng này không hiệu quả mà có thể dẫn đến rủi ro.
Nhìn chung, DSCV theo đối tƣợng khách hàng tại Ngân hàng qua ba năm (2011 – 2013) tƣơng đối tốt. Đây là sự nổ lực của Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm, thẩm định khách hàng vay. Đến 6 tháng đầu năm 2014 DSCV có giảm, cho thấy Ngân hàng đã gặp nhiều khó khăn, đồng thời cho thấy công tác thẩm định lựa chọn khách hàng ngày càng chặt chẽ hơn, hạn chế các khoản vay không tốt để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong hoạt động cho vay của mình, chú trọng vào đối tƣợng quan trọng là hộ sản xuất, đồng thời cũng quan tâm hơn vào các đối tƣợng khác nhƣ khách hàng doanh nghiệp để thu đƣợc hiệu quả cao hơn.
4.1.2 Doanh số thu nợ
4.1.2.1 Doanh số thu nợ của Ngân hàng theo thời hạn
Trong hoạt động của Ngân hàng, bên cạnh việc cho vay thì việc thu nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ của Ngân hàng, khả năng tìm kiếm và đánh giá khách hàng để cho vay của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ đƣợc xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong hoạt động tín dụng. Ta cùng xem bảng DSTN trong khoản thời hạn ba năm dƣới đây để thấy đƣợc tình hình công tác thu nợ của Ngân hàng nhƣ thế nào:
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong ba năm (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 278.005 303.160 328.329 25.155 9,05 25.169 8,30 Trung và dài hạn 64.527 69.841 93.629 5.314 8,24 23.788 34,06 Tổng 342.532 373.001 421.958 30.469 8,90 48.957 13,13
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đạt kết quả tốt, tăng liên tục qua ba năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch thu hồi nợ - cho vay chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp với từng thời hạn vay. DSTN tăng cao qua ba năm chứng tỏ rằng việc thẩm định đầu tƣ cho vay và thu nợ là một chuỗi mắc xích, và cán bộ tín dụng đã áp dụng rất tốt trong nghiệp vụ của mình làm cho doanh số tăng liên tục qua các năm. Điều này còn cho thấy trong những năm qua, cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, cũng nhƣ việc xem xét kỹ trong khâu thẩm định dự án đầu tƣ của khách hàng nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ về sau.
Trong đó, DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 70% trong tổng DSTN), một phần do DSCV ngắn hạn cao và loại hình cho vay này có đặt thù số vòng quay vốn nhanh, các khoản vay phát sinh nhanh chóng đƣợc thu hồi vì có thời hạn vay dƣới 12 tháng và do ngắn hạn nên khoản tiền vay thƣờng có giá trị nhỏ. DSTN ngắn hạn có chiều hƣớng tăng qua ba năm, nguyên nhân từ việc ngƣời dân áp dụng chuyển đổi phƣơng án sản xuất kinh doanh, linh hoạt trong chăn nuôi, đặc biệt mô hình nuôi cá bè trên sông đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và đem về nhiều lợi nhuận. Ngoài ra, do chu kỳ sản xuất của nông dân là ngắn hạn, nhu cầu về vốn sản xuất rất cao, vì vậy sau khi thu hoạch xong ngƣời dân thƣờng tiến hành trả nợ cho Ngân hàng, rồi tiến hành vay lại để đáp ứng vốn kịp thời cho mùa vụ tiếp theo.
DSCV trung và dài hạn nhìn chung có tăng, đặc biệt tăng cao vào năm 2013. Nguyên nhân do các khoản nợ này có thời hạn dài, đến năm 2013 là hạn trả. Một phần do những năm trƣớc khách hàng vay vốn trung, dài hạn làm ăn không thực sự thuận lợi, khả năng trả nợ bị hạn chế, Ngân hàng đã gia hạn nợ cho khách hàng sang năm sau nên các khoản thu 2013 tăng lên. Tuy nhiên, DSTN trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp, do DSCV loại hình này thấp.
Để tiếp tục thấy đƣợc công tác thu nợ của Ngân hàng trong thời gian gần đây nhƣ thế nào. Ta xem bảng dƣới đây nhƣ sau:
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 so 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Ngắn hạn 179.044 77,44 184.652 80,25 5.608 3,13 Trung và dài hạn 52.163 22,56 45.441 19,75 -6.722 -12,89 Tổng 231.207 100 230.093 100 -1.114 -0,48
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
Qua bảng ta nhận thấy DSTN 6 tháng đầu năm giảm so với 6 tháng đầu