Tình hình nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50 - 52)

Để thấy đƣợc tình hình sử dụng vốn vay của đối tƣợng khách hàng phục vụ sản xuất có đem lại hiệu quả, ta có thể thấy qua việc khách hàng trả nợ Ngân hàng, cũng nhƣ tình hình nợ xấu của các đối tƣợng khách hàng trong những năm qua. Cụ thể:

Bảng 4.15: Tình hình nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng tại Ngân hàng trong ba năm (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 7.730 6.817 6.103 -913 -11,81 -714 -10,47 Doanh nghiệp 350 350 350 0 0,00 0 0,00 Tổng 8.080 7.167 6.453 -913 -11,30 -714 -9,96

(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)

Qua ba năm nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng của Ngân hàng có xu hƣớng giảm. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là các đối tƣợng hộ sản xuất. Nguyên nhân, do khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn ngày càng nhiều và chủ

yếu vay ngắn hạn để đáp ứng vốn sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản… từ đó dẫn đến DSCV và dƣ nợ ở mức cao, đồng nghĩa với viêc nợ xấu cao. Tuy nhiên, điều đáng mừng là nợ xấu thuộc đối tƣợng này giảm dần vào năm 2012 và 2013, một phần từ việc khách hàng vay sản xuất có hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, nuôi cá bè trên sông, đã đem về thu nhập và ý thức trả nợ của khách hàng cũng tăng cao. Đây cũng là sự nổ lực của cán bộ tín dụng đã kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng vốn và kế hoạch thu nợ từng đối tƣợng hợp lý.

Bên cạnh đó, nợ xấu thuộc đối tƣợng doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn và duy trì ở mức không đổi qua ba năm. Số nợ xấu này xuất phát từ công ty cổ phần chuyên kinh doanh buôn bán hàng vật liệu xây dựng. Nguyên nhân, do tình hình xây dựng những năm trƣớc gặp khó khăn, việc buôn bán vật liệu xây dựng không có đầu ra, gây thiệt hại, công ty không thể trả đƣợc nợ trong năm đó và số nợ này tiếp tục chuyển sang những năm kế tiếp.

Tiếp tục, ta xem tình hình nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng trong thời gian gần đây nhƣ thế nào, việc hạn chế nợ xấu liệu có hiệu quả. Cụ thể:

Bảng 4.16: Tình hình nợ xấu theo đối tƣợng khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2014 so 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % Hộ sản xuất 7.818 95,71 7.099 95,30 -719 -9,20 Doanh nghiệp 350 4,29 350 4,70 0 0,00 Tổng 8.168 100 7.449 100 -719 -8,80

(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)

Có thể thấy rằng nợ xấu giảm đi vào đầu nửa năm 2014, là do nợ xấu đối tƣợng hộ sản xuất giảm. Trong đó, việc hộ sản xuất vay vốn để sản xuất nông nghiệp: trông lúa, nuôi heo, cá, trồng cây ăn trái… đem lại hiệu quả mang về thu nhập cao cho khách hàng, đáp ứng việc trả nợ khi đến hạn. Ngoài ra, khách hàng cũng ý thức đƣợc việc trả nợ sớm khi vừa thu hoạch xong, nhằm đi vay món mới để kịp thời đáp ứng vốn cho vụ kế tiếp.

Bên cạnh đó, nợ xấu đối tƣợng doanh nghiệp vẫn không đổi, đây chủ yếu là khoản nợ xấu năm trƣớc đó của công ty cổ phần kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng. Mặc dù đầu nữa năm 2014, tình hình xây dựng bất động sản có nhiều biến chuyển khả quan hơn, có thể giúp các doanh nghiệp ngành xây

dựng có thể phục hồi và phát triển trở lại. Nhƣng do công ty này thua lỗ quá nhiều không còn khả năng tiếp tục kinh doanh đƣợc nữa nên đã giải thể. Vì vậy Ngân hàng vẫn chƣa thể thu đƣợc món nợ này.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)