5.1.3.1 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng của mình Ngân hàng luôn cố gắng trong việc hạn chế xảy ra các rủi ro khi cho vay, để đảm bảo khả năng thu lời. Tuy vậy các rủi ro vẫn xảy ra mà nguyên nhân có thể đến từ chính bản thân Ngân hàng nhƣ:
- Công tác thẩm định tiến hành có thể xảy ra sai sót của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá, phân tích khách hàng hoặc có thể do các mối quan hệ nên tờ trình không trung thực dễ dẫn đến rủi ro rất cao.
- Việc kiểm tra mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện hạn chế dẫn đến thông tin không chính xác, khó quản lý đƣợc khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì nguy cơ không thu hồi đƣợc nợ là rất cao trong khi Ngân hàng không phát hiện kịp thời để giải quyết.
- Hạn chế trong việc nắm bắt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của phƣơng án sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp hay một cơ sở có thể làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại một thời điểm này nhƣng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trƣờng tiêu thụ dẫn đến tồn kho, vốn hoàn trả lâu…sẽ phát sinh rủi ro cho phƣơng án vay.
- Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh gia, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lƣợng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thƣờng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.
- Việc định giá tài sản đảm bảo không chính xác do thiếu thông tin hoặc tác động chủ quan định giá cho phù hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Việc ứng dụng công nghệ mới tại chi nhánh còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công tác tín dụng và công tác điều hành, biểu hiện phần lớn cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiệp vụ một cách thủ công, dẫn đến làm giảm năng suất và hiệu quả của công viêc.
- Do hoạt động ở địa bàn nông thôn nên NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền còn khiêm tốn trong các sản phẩm, chủ yếu các sản phẩm truyền
thống, chẳng hạn nhƣ không có sự chia sẽ rủi ro với các Ngân hàng khác. Chính điều này làm cho rủi ro Ngân hàng ngày càng tăng.
- Địa bàn hoạt động tƣơng đối rộng, trong khi cán bộ phụ trách quá mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch, vay vốn, trả nợ và các quan hệ thanh toán tiền với Ngân hàng của những xã ở khu vực xa xôi.
5.1.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra do khách hàng không có khả năng trả vốn lẫn lãi, nguyên nhân dẫn đến khách hàng gặp tình trạng khó khăn là do:
- Do thu nhập khách hàng không ổn định, mất việc, mất mùa hoặc làm ăn không hiệu quả khiến hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn dẫn đến nguồn thu thấp hoặc không có thu nhập, sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
- Khách hàng bị những sự cố bất ngờ nhƣ bệnh tật, tai nạn lao động trong quá trình làm việc có thể làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, từ đó thu nhập cũng giảm hoặc không còn thu nhập để trả nợ.
- Thiên tai, hỏa hoạn là những yếu tố khách quan xảy ra một cách bất ngờ khiến họ mất hết tài sản. Những năm gần đây tình hình này thƣờng xuyên xảy ra nên nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao.
- Đối với khách hàng vay vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh thì việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động bất ngờ dẫn đến khách hàng kinh doanh thua lỗ, cũng nhƣ năng lực quản lý yếu kém của ngƣời đứng đầu sẽ dẫn đến hoạt động kinh doanh thất bại.
- Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh không mang lại hiệu quả ảnh hƣởng đến tài chính của khách hàng.
- Nghiêm trọng hơn hết là trƣờng hợp khách hàng không có thiện chí trong việc trả nợ hoặc cố tình lừa đảo Ngân hàng bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm.
5.1.3.3 Các nguyên nhân khách quan
Đây là những sự cố xảy ra bất ngờ nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng và khách hàng vay vốn, nhƣng khi xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khác hàng, dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng do khách hàng không có thu nhập để trả nợ.
- Trong những năm qua tình hình thời tiết trên địa bàn diễn biến phức tạp và thay đổi bất thƣờng. Bên cạnh đó thì tình hình dịch bệnh bùng phát ảnh hƣởng trực tiếp đến việc sản xuất gây mất thu nhập cho ngƣời vay, cũng nhƣ hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và Ngân hàng nói chung.
- Thiên tai, lũ lụt…gây thiệt hại tài sản, nhà cửa, nhà xƣởng của khách hàng. Làm cho mùa màng thất bát gây tổn thất, mất đi thu nhập trả nợ.
- Tình hình kinh tế, xã hội bất ổn, lạm phát giá cả tăng cao gây ảnh hƣởng đến cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân.
5.1.3.4 Các nguyên nhân về việc đảm bảo tín dụng
Khi vay vốn ngƣời đi vay phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết rằng Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản để thu hồi nợ khi khách hàng không thể trả đƣợc số nợ vay. Thế chấp, cầm cố tài sản là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng đối với khách hàng vay. Tuy vậy, việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:
- Hầu hết các tài sản thế chấp của Ngân hàng hiện nay là quyền sử dụng đất, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất khi khách hàng không trả đƣợc nợ gặp rất nhiều khó khăn, Ngân hàng không tự bán đƣợc do giá cả, do vị trí đất, do khách hàng và thủ tục chuyển nhƣợng…làm cho thời gian xử lý tài sản thƣờng kéo dài, tạo cơ hội cho ngƣời vay dây dƣa trong việc hoàn trả nợ vay.
- Hơn nữa phòng địa chính thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chƣa đồng bộ và kịp thời trong công tác quản lý phần nào đã gây ra khó khăn và rủi ro cho Ngân hàng.
- Do khách hàng vẫn đƣợc phép sử dụng tài sản khi thế chấp tại Ngân hàng. Điều đó có thể làm cho tài sản bị hƣ hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để xử lý rủi ro.
- Tài sản thế chấp bị mất giá do thời gian đem đi thế chấp và xử lý dài, làm cho giá trị tài sản hiện tại thấp hơn lúc đầu hai bên thỏa thuận, gây tổn thất nếu xảy ra rui ro thì giá trị tài sản thực tế không bù đắp đƣợc khoản vay.