TẠI NGÂN HÀNG
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng, ngoài việc phân tích các DSCV, DSTN, dƣ nợ, nợ xấu ở phần trên, còn có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính. Thông qua các chỉ số này, Ngân hàng có thể xác định đƣợc tình hình hoạt động, từ đó tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình, đồng thời thấy đƣợc những rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải để từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 4.19: Đánh giá rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu tài chính qua ba năm (2011 – 2013) Chỉ tiêu ĐVT Năm 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 2011 2012 2013 Vốn huy động Triệu đồng 129.240 159.835 198.211 175.401 226.388 DSCV Triệu đồng 371.294 422.886 460.943 253.133 227.406 DSTN Triệu đồng 342.532 373.001 421.958 231.207 230.093 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 299.549 349.434 388.419 371.360 385.732 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 283.259 322.086 369.738 360.397 387.076 Dự phòng rủi ro Triệu đồng 119 1.621 1.503 280 138 Nợ xấu Triệu đồng 8.080 7.167 6.453 8.168 7.449 Nợ có KNMV Triệu đồng 3.746 3.480 3.879 3.897 5.467 Hệ số thu nợ % 92,25 88,20 91,54 91,34 101,18 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,21 1,16 1,14 0,64 0,59 Tổng dư nợ/vốn huy động % 231,78 218,62 195,96 211,72 170,39 Hệ số RRTD % 2,70 2,05 1,66 2,20 1,93 Hệ số DPRRTD % 0,04 0,46 0,39 0,08 0,04 Khả năng BĐRRTD % 1,47 22,62 23,29 3,43 1,85 Hệ số BĐKNMV % 3,18 46,58 38,75 7,19 2,52
(Nguồn:Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Phong Điền)
- Tổng dư nợ/vốn huy động: Tỷ số này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ số Tổng dƣ nợ/vốn huy động có chiều hƣớng giảm qua ba năm. Nhìn chung trong ba năm tình hình huy động vốn của Ngân
hàng còn thấp, nên tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào tổng dƣ nợ còn thấp. Mặt khác, chỉ số này luôn trên 100% chứng tỏ công tác sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay của Ngân hàng rất có hiệu quả, nguồn vốn huy động không những đƣợc sử dụng triệt để mà còn phải cần vốn điều chuyển từ hội sở mới đủ đáp ứng nhu cầu đi vay của ngƣời dân.
- Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của Ngân hàng khá tốt, trung bình một đồng vốn cho vay của ngân hàng thu về khoản trên 0,91 đồng những năm qua. Riêng năm 2012 chỉ đạt 0,88 đồng, nguyên nhân do trong năm tình hình thu nợ không khả quan, từ việc Ngân hàng có DSCV tăng với tốc độ lớn hơn DSTN, việc DSCV tăng là điều tốt nhƣng đổi lại việc thu nợ chậm trễ hơn, gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng đã chú trọng và tăng cƣờng công tác thu hồi nợ nên DSTN tăng đáng kể. Vì vậy, để hoạt động tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn thì bản thân Ngân hàng cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn và cho vay, luôn kết hợp chặt chẽ giữa việc gia tăng DSCV và công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đƣợc đảm bảo an toàn.
- Vòng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Từ bảng số liệu ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng có sự tăng giảm không ổn định. Nhƣng cả ba năm (2011 - 2013) vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng khá cao và đều lớn hơn 1, đây là dấu hiệu tốt cho việc luân chuyển vốn của Ngân hàng. Đó là do Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, vì các khoản ngắn hạn thƣờng đƣợc sử dụng rất hiệu quả, ít rủi ro và khả năng thu hồi nợ cao hơn các khoản vay trung và dài hạn nên vòng quay của các năm nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2014, vòng quay vốn tín dụng giảm, điều này chƣa thể xác định là Ngân hàng hoạt động không tốt, không hiệu quả hơn những năm trƣớc mà là do trong thời gian này Ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ, đặc biệt là phần nợ cho vay trung dài hạn chƣa đến hạn, dẫn đến việc DSTN thấp so với dƣ nợ. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, giúp gia tăng DSTN. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.
- Hệ số RRTD: Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền trong ba năm qua có hệ số RRTD giảm liên tục và dƣới mức 3% theo quy định của
NHNN, điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại Ngân hàng khá tốt. Đây là nhờ Ngân hàng tăng cƣờng công tác thu hồi nợ và luôn đạt kết quả tốt nên tỷ lệ nợ xấu giảm. Ngoài ra, Ngân hàng còn tiến hành trích dự phòng để bù đắp cho các khoản nợ xấu và thanh lý tài sản đảm bảo để xử lý nợ từ đó làm cho nợ xấu giảm dần và chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong tổng dƣ nợ. Đồng thời thể hiện khả năng quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích. Thêm vào đó ngƣời dân có ý thức hơn trong việc sử dụng vốn vay và trong vấn đề trả nợ. Đến 6 tháng đâu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có tăng so với năm 2013 nhƣng vẫn nằm trong dự kiến kiểm soát của Ngân hàng (<3%). Tuy nhiên Ngân hàng cần có những biện pháp chọn lựa khách hàng có uy tín và thu nhập ổn định để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
- Hệ số DPRRTD: Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng việc gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là phải biết cách phòng ngừa và hạn chế cho rủi ro thấp nhất. Vì vậy, việc trích lập DPRR là điều cần thiết. Hệ số DPRRTD sẽ đánh giá đƣợc khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng mỗi khi rủi ro xuất hiện. Qua số liệu đƣợc thể hiện thấy Ngân hàng có mức trích dự phòng cho mỗi năm khác nhau. Đạt mức cao nhất vào năm 2012 (0,46%) và 2013 (0,39%), điều này cho biết cứ 100 đồng dƣ nợ cho vay thì lần lƣợt có 0,46 và 0,39 đồng dự phòng đảm bảo. Sự tăng lên chủ yếu ảnh hƣởng do các yếu tố khác nhƣ dƣ nợ tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2014, mức trích lập này giảm, đặc biệt hệ số này khá thấp khó có thể giúp Ngân hàng thoát khỏi rủi ro hoàn toàn. Tuy nhiên, nguyên nhân một phần do Ngân hàng đã dùng số dự phòng để xử lý rủi ro dẫn đến việc số dự phòng còn lại thấp, ngoài ra đa số các khoản cho vay tại Ngân hàng điều đƣợc đảm bảo bằng tài sản có giá trị lớn hơn số dƣ nợ, do đó theo quy định không cần trích dự phòng cho số dƣ nợ này dẫn đến việc mức trích dự phòng tại Ngân hàng thấp. Nhìn chung, việc Ngân hàng trích lập mức dự phòng nhƣ trên là đúng với quy định của NHNN và cùng với việc xiết chặt hơn trong vấn đề đảm bảo cho khoản vay, sẽ giúp Ngân hàng đảm bảo cho việc an toàn và xử lý rủi ro xẩy ra trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thẩm định, dự báo, đối với từng khách hàng phải chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro từ đó giảm mức trích dự phòng.
- Khả năng bù đắp RRTD: Hệ số này nhằm đảm bảo an toàn tín dụng của Ngân hàng đối với các khoản nợ xấu phát sinh. Nhƣng việc trích lập dự phòng chỉ đảm bảo cho một phần nợ xấu, không thể giải quyết hoàn toàn số nợ xấu phát sinh. Nhìn chung, mức trích dự phòng cho số nợ xấu của Ngân hàng trong những năm qua là thấp. Đặc biệt vào năm 2011 hệ số này thấp nhất chỉ 1,47%, cho thấy Ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro khá cao. Nguyên
nhân do ảnh hƣởng của nền kinh tế, lạm phát, giá cả có nhiều biến động, thời tiết, dịch bênh… gây bất lợi cho việc sản xuất kinh doanh, khách hàng không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn làm cho nợ xấu ở mức cao trong khi số dự phòng của Ngân hàng thì quá thấp. Do số dự phòng đã dùng để xử lý rủi ro vào cuối năm. Sang năm 2012, 2013 hệ số này tăng lên nhanh, là do tình hình nợ xấu đã giảm đi và mức trích lập dự phòng của Ngân hàng tăng lên do dƣ nợ trong năm tăng. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, hệ số này giảm dần và rất thấp, trong khi nợ xấu có hƣớng tăng trở lại vào đầu nữa năm 2014, nhƣng mức dự phòng của Ngân hàng lại rất thấp, việc này xuất phát từ việc Ngân hàng đã dùng dự phòng để xử lý một phần nợ xấu phát sinh nên số dự phòng còn lại thấp. Ngoài ra, do đa số các khoản vay tại Ngân hàng điều đƣợc đảm bảo bằng tài sản, để khi xẩy ra rủi ro Ngân hàng sẽ tiến hàng xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng để thu về số nợ xấu đã phát sinh. Có thể thấy Ngân hàng luôn cố gắng trong việc bù đắp các khoản nợ xấu do RRTD gây ra, ngoài việc trích lập dự phòng đúng theo quy định còn luôn quan tâm đến việc tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
- Hệ số bù đắp KNMV: Hệ số này sẽ giúp ta thấy đƣợc nợ nhóm 5 (nợ có KNMV) đƣợc trích mức dự phòng ngăn chặn và bù đắp nhƣ thế nào. Qua bảng số liệu, ta thấy rằng hệ số này luôn biến động qua các năm. Xuất phát từ việc trích lập dự phòng luôn thay đổi và tình hình nợ nhóm 5 biến động tại Ngân hàng. Cụ thể, so với năm 2011 hệ số này trong năm 2012 và 2013 là cao nhất, chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn trong viêc phòng ngừa và hạn chế thiệt hại mất đi số vốn cho vay, thông qua việc tăng mức trích dự phòng cho khoản nợ nhóm 5. Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ nhóm 5 đang có xu hƣớng tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2014, mà việc trích lập dự phòng cho nhóm nợ này quá thấp, cho thấy Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro mất vốn rất lớn.
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHONG ĐIỀN 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
5.1.1 Những mặt thuận lợi của Ngân hàng
- Trên địa bàn hiện tại, số lƣợng Ngân hàng hạn chế (gồm 3 Phòng giao dịch của các Ngân hàng khác là: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng chính sách xã hội) do đó Ngân hàng không có sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác. Mặt khác, do là một Ngân hàng lớn và tồn tại lâu, phạm vi hoạt động rộng và hiệu quả, do đó mà tạo đƣợc sự uy tín, lòng tin của khách hàng trong và ngoài khu vực.
- Ngân hàng có đội cán bộ nhân viên nhiều kinh nghiệm với nhiều năm công tác tại Ngân hàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo đƣợc niềm tin cho khách hàng.
- Trên địa bàn phần lớn dân cƣ hoạt động nghề nông nên có nhu cầu vốn cho sản xuất, tái sản xuất nông nghiệp ngắn hạn nên việc cho vay vốn sản xuất nông nghiệp là điểm mạnh của Ngân hàng.
5.1.2 Những tồn tại và hạn chế của Ngân hàng
Bên cạnh những thuận lợi thì trong Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Chƣa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt về quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng nhóm khách hàng, ngành kinh tế cụ thể.
- Hệ thống chấm điểm tín dụng còn đơn giản, chƣa đánh giá đƣợc mọi mặt của khách hàng dẫn đến việc ra quyết định cho vay không phù hợp. Ngân hàng chỉ dựa vào cách đánh giá truyền thống về thông tin tài chính chứ chƣa đi sâu nghiên cứu tính biến động của thị trƣờng, khả năng quay vòng, thu hồi vốn, áp dụng khoa học công nghệ của dự án. Điều này gây khó khăn trong việc xác định thời hạn cho vay và thu hồi vốn.
- Đa số khách hàng là hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số tiền vay nhỏ, món vay nhiều thƣờng tập trung vào thời vụ, địa bàn rộng, trình độ dân trí chƣa đồng đều dẫn đến khâu xác lập hồ sơ vay vốn dễ sai sót, tốn thời gian và chi phí của chính khách hàng và cán bộ tín dụng.
- Đặt thù kinh tế của huyện là ngành nông nghiệp, do vậy hoạt động sản xuất của khách hàng còn chịu nhiều ảnh hƣởng lớn của điều kiện thời tiết khí hậu, dịch bệnh, giá cả…ảnh hƣởng đến thu nhập, và khả năng trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, sẽ đem lại rủi ro cho Ngân hàng.
5.1.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
5.1.3.1 Nguyên nhân từ phía bản thân Ngân hàng
Trong hoạt động tín dụng của mình Ngân hàng luôn cố gắng trong việc hạn chế xảy ra các rủi ro khi cho vay, để đảm bảo khả năng thu lời. Tuy vậy các rủi ro vẫn xảy ra mà nguyên nhân có thể đến từ chính bản thân Ngân hàng nhƣ:
- Công tác thẩm định tiến hành có thể xảy ra sai sót của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá, phân tích khách hàng hoặc có thể do các mối quan hệ nên tờ trình không trung thực dễ dẫn đến rủi ro rất cao.
- Việc kiểm tra mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay không đƣợc thực hiện hoặc thực hiện hạn chế dẫn đến thông tin không chính xác, khó quản lý đƣợc khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì nguy cơ không thu hồi đƣợc nợ là rất cao trong khi Ngân hàng không phát hiện kịp thời để giải quyết.
- Hạn chế trong việc nắm bắt thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của phƣơng án sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp hay một cơ sở có thể làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại một thời điểm này nhƣng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trƣờng tiêu thụ dẫn đến tồn kho, vốn hoàn trả lâu…sẽ phát sinh rủi ro cho phƣơng án vay.
- Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh gia, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lƣợng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thƣờng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.
- Việc định giá tài sản đảm bảo không chính xác do thiếu thông tin hoặc tác động chủ quan định giá cho phù hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Việc ứng dụng công nghệ mới tại chi nhánh còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công tác tín dụng và công tác điều hành, biểu hiện phần