Tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt không có mối liên hệ với nhau

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 70 - 71)

6. Bố cục của Luận văn

3.3.3. Tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt không có mối liên hệ với nhau

Đây là hiện tƣợng mà tên Nôm hoặc tên Hán Việt không đƣợc đặt tên dựa theo nghĩa của tên còn lại. Tên Nôm thƣờng là tên phản ánh đặc điểm của làng hoặc là những tên Việt cổ, tên bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số còn tên Hán thƣờng là tên đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân địa phƣơng.

Hiện tƣợng này xuất hiện khá nhiều trong địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú ở Ninh Bình. Ví dụ:

-thôn Trung (ngày nay) – phố Chợ: tên Trung đƣợc đặt tên theo vị trí trung tâm của thôn, còn tên phố Chợ đƣợc gọi theo đặc điểm thôn, có chợ trung tâm của xã. Hiện nay cả 2 tên đều đƣợc sử dụng.

- thôn Vàng Ngọc (ngày nay)– xóm Mới (cũ): tên Vàng Ngọc đƣợc đặt theo mong ƣớc về sự giàu có còn tên Mới đƣợc gọi theo đặc điểm mới thành lập của xóm cũ. Hiện nay tên Mới ít đƣợc sử dụng.

- thôn Văn Phú (ngày nay) – làng Thổ (cũ): tên Văn Phú đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân về sự giàu đẹp còn tên Thổ là tên cũ của làng. Sau này sợ hiểu nhầm ý nghĩa của từ Thổ nên làng đƣợc gọi là Văn Phú.

- thôn Yên Phú (ngày nay) – làng Bến Bạc: tên Yên Phú đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân về sự yên bình, giàu có còn tên Bến Bạc đƣợc gọi theo bến sông của làng. Hiện nay, cả 2 tên gọi đều đƣợc sử dụng.

- thôn Yên Minh – làng Mô: tên Yên Minh đƣợc đặt teo mong ƣớc của làng về sự yên bình, tƣơi sáng còn tên Mô có thể là tiếng Việt cổ hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

- Thôn Vân Hà – làng Cuối: tên Vân Hà đƣợc đặt theo địa thế làng, giống nhƣ một dòng sông mây còn tên Cuối đƣợc đặt theo vị trí của làng, nằm phía cuối xã.

- xóm 82 – Eo Bát: 82 là tên gọi đƣợc đặt theo số thứ tự còn Eo Bát đƣợc đặt dựa vào một truyền thuyết về nghĩa quân Giản Định Đế đi qua eo núi trong vùng và đánh rơi bát ăn cơm.

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)