Đặc điểm địa danh cƣ trú Ninh Bình về mặt cấu trúc

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 34 - 36)

6. Bố cục của Luận văn

2.2. Đặc điểm địa danh cƣ trú Ninh Bình về mặt cấu trúc

2.2.1.Mô hình cấu trúc địa danh

Một địa danh đƣợc cấu tạo từ hai thành tố là thành tố chung và địa danh. Địa danh là bộ phận chỉ tên riêng của đối tƣợng địa lí. Thành tố chung tuy không tham gia cấu tạo trong cấu trúc nội bộ địa danh nhƣng xuất hiện trƣớc địa danh với tƣ cách một yếu tố chỉ loại hình của đối tƣợng đƣợc định danh. Phức thể địa danh là cụm từ có chứa địa danh gồm cả bộ phận từ ngữ chung và tên riêng. Khi mã hoá địa danh trên chữ viết thì bộ phận từ ngữ chung đƣợc viết thƣờng, còn phần địa danh - tên riêng đƣợc viết hoa theo quy định của tiếng Việt. Ví dụ: thôn Vàng Ngọc, thôn

Đồng Nang... [Dẫn theo 56, tr.55]

Qua quá trình khảo sát, thống kê và miêu tả cấu trúc chúng tôi đã khái quát đƣợc cấu trúc mỗi địa danh theo mô hình sau.

Mô hình: Cấu trúc địa danh

hình

Phức thể địa danh

Thành tố chung Địa danh – Tên riêng khu biệt đối tƣợng yếu tố Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 dụ minh hoạ Xã Yên Thành Thị trấn Me Phƣờng Thanh Bình Xóm Tây Trung Trữ Thôn Tụ An Đội Một Phố Vạn Xuân Bản Quảng Mào

Mô hình trên là kết quả của sự phân tích, miêu tả các địa danh dựa trên độ dài lớn nhất của một phức thể tồn tại ở địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú Ninh Bình. Địa danh có tối đa 3 yếu tố và thành tố chung chỉ có 1 yếu tố. Số lƣợng địa danh có 3 yếu tố rất ít, hầu hết các địa danh đều có 1 hoặc 2 yếu tố, trong đó 2 yếu tố chiếm số lƣợng nhiều nhất

Trong tổ hợp từ gọi tên của mỗi đối tƣợng địa lí đều có 2 bộ phận là thành tố chung và địa danh. Mỗi bộ phận đều có chức năng riêng. Chức năng của thành tố chung là gọi tên để thông báo, để biểu hiện loại hình của một lớp đối tƣợng. Địa danh có chức năng định danh và khu biệt các đối tƣợng cá thể, đơn nhất so với các đối tƣợng cùng loại.Hai bộ phận này có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đó là quan hệ giữa cái đƣợc hạn định và cái hạn định. Trong đó thành tố chung là cái đƣợc hạn định với sự biểu thị một loạt đối tƣợng có cùng thuộc tính, còn địa danh là cái đƣợc dùng để hạn định cho thành tố chung, chỉ những đối tƣợng cụ thể, xác định trong lớp đối tƣợng mà thành tố chung chỉ ra. [Dẫn theo 56, tr.57]. Ví dụ: trong phức thể địa danh "xã Quang Sơn" thì "xã" là cái đƣợc hạn định, là thành tố chung, "Quang Sơn" là cái hạn định, dùng để chỉ một xã cụ thể.

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)