Các phương thức định danh

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 49 - 51)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.2. Các phương thức định danh

Vấn đề phƣơng thức định danh lâu nay cũng đang đƣợc các nhà địa danh học Việt Nam đƣa ra những quan điểm không giống nhau. Nguyễn Văn Âu [7] đƣa ra các nguyên tắc đặt tên, trong đó có nguyên tắc chung và nguyên tắc cụ thể. Tác giả đƣa ra một số ví dụ về cách đặt tên một số con sông, con đƣờng, đơn vị hành chính, từ đó đƣa ra các nguyên tắc đặt tên cho hai loại địa danh nhƣ sau:

Đối với loại địa danh tự nhiên, địa danh đƣợc thực hiện theo các

nguyên tắc: địa phƣơng, hình dạng, kích thƣớc, màu sắc, mùi vị, âm thanh, đặc sản, thứ tự, phƣơng hƣớng, vị trí, dân tộc địa phƣơng, tên ngƣời, lịch sử, kế thừa, truyền thuyết, đặc điểm chung.

Đối với loại địa danh kinh tế xã hội, chúng cần đƣợc xác định theo các nguyên tắc: địa phƣơng, đặc sản, nghề nghiệp, tình cảm, huyết tộc, tên ngƣời, dân tộc địa phƣơng, lịch sử, tôn giáo, truyền thuyết, kế thừa, kích thƣớc, thứ tự, phƣơng hƣớng, vị trí, đặc điểm chung.

Tác giả Trần Thanh Tâm [104], [105] cũng không phân định rõ về cách đặt tên và "các loại tên đƣợc đặt". Tác giả đƣa ra 6 loại địa danh đƣợc đặt là:

1) Địa danh đặt theo loại hình và đặc điểm

2) Địa danh đặt theo vị trí không gian và thời gian 3) Địa danh đặt theo tín ngƣỡng, tôn giáo, lịch sử 4) Địa danh đặt theo hình thái, chất đất, khí hậu

5) Địa danh đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế 6) Địa danh đặt theo sinh hoạt xã hội

Tác giả Lê Trung Hoa [25] đã đƣa ra hai phƣơng thức định danh trong việc đặt địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, đó là:

1) Phƣơng thức tự tạo 2) Phƣơng thức chuyển hóa

Nguyễn Kiên Trƣờng [44, tr.76-85] lại đƣa ra bốn phƣơng thức cấu tạo địa danh ở Hải Phòng, đó là:

1) Phƣơng thức đặt tên dựa vào các thuộc tính, tính chất phản ánh hình thức và nội dung có trong hoặc gắn với bản thân đối tƣợng, địa bàn hoặc trong mối quan hệ với các đối tƣợng, địa bàn khác có liên quan.

2) Phƣơng thức chuyển hóa 3) Phƣơng thức vay mƣợn

4) Phƣơng thức ghép số và ghép địa danh

Từ Thu Mai [31] khi nghiên cứu địa danh Quảng Trị, cũng đƣa ra hai phƣơng thức định danh giống nhƣ của Lê Trung Hoa đó là: phƣơng thức cấu tạo mới và phƣơng thức chuyển hoá.

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)