Nhóm ý nghĩa thứ hai

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 64)

6. Bố cục của Luận văn

3.2.3.2. Nhóm ý nghĩa thứ hai

Nhóm ý nghĩa này bao gồm những yếu tố chỉ nguyện vọng, tâm lí, tình cảm của con ngƣời.Đa số những địa danh trong nhóm này đƣợc cấu tạo bằng những yếu tố Hán Việt. Ý nghĩa của nhóm địa danh này phản ánh niềm mong ƣớc của ngƣời dân địa phƣơng với quê hƣơng, với cuộc sống con ngƣời về sự phát triển, thịnh vƣợng, yên ổn và sự thành kính, biết ơn đối với những danh nhân lịch sử, những ngƣời có công với đất nƣớc.

Nhóm ý nghĩa này chia thành 2 tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm 3: Những địa danh có chứa những yếu tố phản ánh mong ƣớc của ngƣời dân về cuộc sống, về quê hƣơng.

- Tiểu nhóm 4: Những địa danh có chứa những yếu tố phản ánh tình cảm biết ơn của nhân dân với những ngƣời có công với đất nƣớc, địa phuơng.

a. Tiểu nhóm 3

Nhóm nghĩa này thƣờng xuất hiện ở khắp các loại địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú, từ cấp xã, huyện đến cấp thôn xóm. Có 737 trƣờng hợp, thuộc các trƣờng nghĩa sau:

- Trƣờng nghĩa phản ánh về sự đổi mới, trẻ trung phát triển của một vùng đất mới hình thành, thƣờng đƣợc thể hiện thông qua các yếu tố “tân”, “xuân”. Ví dụ:

+ thônTân Hoa: mang ý nghĩa thôn luôn tƣơi đẹp, mới mẻ nhƣ hoa. + thônTrường Xuân: mang ý nghĩa nơi đây sẽ mãi tƣơi đẹp, vĩnh cửu nhƣ mùa xuân (trƣờng: dài, xuân: mùa xuân).

+ xómMinh Tân: mang ý nghĩa xóm mới thành lập sẽ luôn tƣơi sáng, phát triển.

+ xãGia Xuân: mang ý nghĩa xã luôn phát triển, mọi vật luôn sinh sôi nảy nở, căng tràn sức sống nhƣ mùa xuân.

+ thônTân Nhuận: mang ý nghĩa xã mới luôn phát triển, giàu mạnh. + phốThanh Xuân: mang ý nghĩa mùa xuân, sức sống luôn tƣơi mới, xanh tƣơi.

- Trƣờng nghĩa phản ánh sự mong ƣớc về sự an lành, hoà hợp của quê hƣơng, thƣờng đƣợc thể hiện qua các yếu tố “yên”, “an”

Ví dụ: + thôn Yên Trạch: mang ý nghĩa rằng gia trạch của mỗi ngƣời dân

trong làng đều đƣợc yên ổn (trạch: nhà ở, yên: yên ổn).

+ thônTụ An: xóm mới đƣợc thành lập, do những ngƣời dân trong các thôn khác di cƣ ra, vì thế tên thôn mang ý nghĩa mong cho cuộc sống đƣợc an lành (tụ: tụ họp,tụ lại, an: yên ổn).

+ thônTrường An: mang ý nghĩa thôn sẽ đƣợc yên ổn, an lành lâu dài (trƣờng: dài, an: yên ổn).

+ xãYên Lộc: mang ý nghĩa yên bình, phúc, tốt lành (lộc: phúc, tốt lành)

+ thônYên Thái: mang ý nghĩa an bình, yên ổn.

- Trƣờng nghĩa phản ánh sự mong ƣớc về sự giàu có của quê hƣơng, thƣờng đƣợc thể hiện qua các yếu tố “thịnh”, “kim”, “phúc”, “lộc”, “phú”, “hƣng”…

Ví dụ: + thôn Trường Thịnh: mang ý nghĩa rằng thôn sẽ thịnh vƣợng, giàu có lâu dài (trƣờng: dài, thịnh: thịnh vƣợng, phát triển).

+ thônYên Thịnh: mang ý nghĩa thôn luôn yên bình và thịnh vƣợng, giàu có.

+ xãKim Tân: mang ý nghĩa thôn mới thành lập sẽ đƣợc giàu có, phát triển.

+ xãKim Mỹ: mang ý nghĩa giàu có, tƣơi đẹp.

+ thônHưng Phú: mang ý nghĩa hƣng thịnh, giàu có. + thônPhúc Lộc: mang ý nghĩa tốt đẹp, giàu có.

+ xãKhánh Phú: mang ý nghĩa giàu có, phúc lành lâu bền. b. Tiểu nhóm 4

Tiểu nhóm này có 19 trƣờng hợp, là những địa danh phản ánh tình cảm biết ơn, trân trọng của nhân dân địa phƣơng với những ngƣời có công với đất nƣớc, địa phƣơng, những nhân vật nổi tiếng hay những vùng đất nổi danh trong lịch sử. Những địa danh này chỉ có trong địa danh các đơn vị cƣ trú cấp thôn, phố. Ví dụ: phố Hàn Thuyên, phố Lê Lai, phố Lê Lợi, phố Ngô Quyền, phố Chu Văn An, phố

Ngô Quyền, phố Trần Phú, phố Trần Kiên, phố Quang Trung… 3.2.3.3. Nhóm ý nghĩa thứ ba

Nhóm ý nghĩa này có 64 trƣờng hợp. Đây là nhóm tên các địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú đƣợc hình thành theo cách thức: 1 yếu tố mang ý nghĩa thể hiện mong ƣớc nguyện vọng hoặc đặc điểm vùng đất kết hợp với 1 yếu tố chỉ vị trí tồn tại. Nhóm địa danh mang ý nghĩa này thƣờng đƣợc dùng để phân biệt hai thôn, xóm gần nhau, nằm cạnh nhau, trƣớc đây có thể là những thôn nằm cùng một làng. Ví dụ: + thôn Đông Thượng, thôn Đông Hạ: hai thôn Đông, 1 thôn nằm ở bên trên, một thôn nằm ở bên dƣới, đây là 2 thôn đƣợc tách ra từ một thôn là thôn Đông trước kia.

+ thôn Đoài Thượng, thôn Đoài Hạ: hai thôn Đoài, 1 thôn nằm ở bên trên,

một thôn nằm ở bên dƣới, đây là 2 thôn đƣợc tách ra từ một thôn là thôn Đoài trƣớc kia.

+ phốPhát Diệm Đông, thôn Phát Diệm Tây, thôn Phát Diệm Nam: đây là 3 phố nằm ở vị trí phía Đông, phía Tây và phía Nam của thị trấn Phát Diệm.

3.2.3.4. Nhóm ý nghĩa thứ tư

Đây là nhóm các địa danh đƣợc đặt tên theo kiểu đánh số thứ tự. Đây là nhóm chiếm số lƣợng lớn, với 405 địa danh. Kiểu ý nghĩa này chỉ xuất hiện ở các đơn vị cƣ trú cấp thấp nhất nhƣ xóm, đội. Ví dụ, đội 1,2,3,4,5,13…

3.2.3.5. Nhóm ý nghĩa thứ năm

Nhóm ý nghĩa này là nhóm ý nghĩa chƣa xác minh đƣợc ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh và chƣa xác minh đƣợc lí do đặt tên của các địa danh. Nhóm này có 44 địa danh, đó là các địa danh nhƣ: thôn Sui, thôn Mèn, thôn Lược, thôn Đính Chàng, bản Vóng, bản Sạng, bản Thường Xung, bản Săm, thôn Sải….

3.3. Mối liên hệ giữa tên Hán Việt và tên Nôm của một số làng ở tỉnh Ninh Bình Ninh Bình

Trong đời sống Việt Nam cổ truyền xƣa, “làng” là một khái niệm quen thuộc. Nó không chỉ đơn thuần là một khái niệm chỉ đơn vị cƣ trú của dân cƣ mà còn là môi trƣờng bao quát gần nhƣ toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi các thành tố, giá trị văn hóa cổ truyền đƣợc lƣu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay khái niệm “làng” không còn tồn tại trong địa giới hành chính nhƣng tên gọi của làng vẫn còn ẩn chứa những nét văn hóa đặc biệt, đó có thể gắn với đặc điểm, sự tích hay huyền thoại, mong ƣớc về làng.

Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có rất nhiều làng có 2 tên gọi, một là tên Hán (tên gọi chính thức) và tên Nôm (tên dân gian). Tên gọi dân gian thƣờng ra đời trƣớc, tên chính thức thƣờng ra đời sau. Ví dụ:

STT Địa danh Nôm Hán Việt Vị trí địa lí

1 Chèm Từ Liêm Từ Liêm, Hà Nội 2 Chuông Phƣơng Trung Thanh Oai, Hà Nội 3 Dâu/Giâu Cổ Chấu Từ Sơn, Băc Ninh 4 Chài Cổ Trai Kiến Thụy, Hải Phòng 5 Giai Cổ Trai Duyên Hà, Thái Bình 6 Tròi Khúc Toại Võ Giàng, Bắc Ninh 7 Trôi Thƣợng Thụy Đan Phƣợng, Hà Tây

[Dẫn theo 23, tr.23]

Tên làng ở Ninh Bình cũng không nằm ngoài quy luật trên. Một số làng ở Ninh Bình có 2 tên gọi: tên Nôm và tên Hán Việt. Ví dụ:

STT Địa danh Nôm Hán Việt Vị trí địa lí

1 Chòm Ngọc Động Gia Phong, Gia Viên 2 Đìa Cẩm Địa Lạc Vân, Nho Quan 3 Hòn Bách Hoàn Lạng Phong, Nho Quan 4 Láo Lão Cầu Văn Phú, Gia Viễn 5 San Yên Thái Yên Quang, Nho Quan 6 Lá Yên Sơn Yên Quang, Nho Quan 7 Mô Yên Minh Yên Quang, Nho Quan Trong đó, tên gọi Nôm và Hán Việt của làng có những đặc điểm sau

3.3.1. Tên gọi Hán Việt được đặt dựa theo tên gọi Nôm

Đây là những làng mà tên Nôm có trƣớc, do dân gian đặt. Sau này, chính quyền nhà nƣớc dựa vào tên Nôm mà đặt cho tên Hán. Tên Nôm thƣờng đƣợc đặt theo đặc điểm của làng. Ví dụ:

- làng Mía (cũ) – phố Cam Giá (ngày nay): tên gọi phố Mía (vùng trồng và bán mía) có trƣớc, sau này phố đƣợc đặt tên là Cam Giá (mía ngọt). Hiện nay, cả hai tên gọi này đều còn đƣợc sử dụng

- làng Hòn (cũ) – thôn Bách Hoàn (ngày nay): tên gọi làng Hòn (vùng có nhiều hòn đá) có trƣớc, sau thôn đƣợc đặt tên là Bách Hoàn (trăm hòn đá). Hiện nay tên Hòn ít đƣợc sử dụng.

- làng Lợn (cũ) – thôn Luận (ngày nay): tên gọi làng Lợn (làng là nơi nuôi lợn của nghĩa quân của quan ngoại giáp Đinh Điền), sau này khi đặt tên gọi, thôn đƣợc gọi là Luận (đọc chệch đi của Lợn). Hiện nay chỉ còn tên Luận đƣợc sử dụng.

- làng Đào Ao (cũ) – thôn Xuân Trì (ngày nay): tên làng Đào Ao ( cả làng cùng góp sức đào ao làng) có trƣớc, sau này đổi thành thôn Xuân Trì (ao mùa xuân). Hiện nay cả 2 tên gọi đều đƣợc sử dụng.

- làng Kho (cũ) – thôn Phú Khố (ngày nay): tên gọi Phú Khố (kho giàu có) là tên gọi đƣợc dịch từ tên làng Kho. Hiện nay cả 2 tên này đều đƣợc sử dụng.

- Làng Gôi (cũ) - Thôn Côi Khê (ngày nay) : tên Gôi đƣợc đặt theo tên quê hƣơng cũ (làng Gôi, Nam Định) của những ngƣời đến vùng này khai khẩn, lập làng. Tên Côi Khê đƣợc đặt dựa theo âm Gôi, chuyển thành Côi.

- xóm Gạo – Hƣơng Mễ: tên Hƣơng Mễ (gạo thơm) đƣợc dịch từ tên xóm Gạo.

- làng Lều (cũ) – thôn Yên Liêu: làng Lều đƣợc đặt tên theo một truyền thuyết địa phƣơng về việc nghĩa quân Đinh Điền đã dựng lều nghỉ chân ở đây. Sau này Lều đƣợc chuyển thành Liêu.

- làng Bồ Vĩ - thôn Bồ Vi : làng có nhiều cỏ bồ và cỏ vĩ nên đƣợc gọi là Bồ Vĩ. Bồ Vi là cách đọc chệch của Bồ Vĩ.

3.3.2. Tên gọi Nôm được gọi dựa vào tên gọi Hán Việt

Đây là hiện tƣợng mà tên gọi Hán Việt có trƣớc còn tên gọi Nôm có sau.Tên gọi Nôm có thể là dịch nghĩa của tên gọi Hán hoặc là đọc chệch tên gọi Hán hoặc là cách gọi ngắn gọn của tên Hán Việt.

Ví dụ:

- thôn Thiện Trạo (ngày nay) – làng Chẹo (cũ) : tên gọi Thiện Trạo (chèo thuyền giỏi – dân trong làng thƣờng làm nghề chèo thuyền) có trƣớc, sau đó tên Chẹo xuất hiện sau (Trạo nghĩa là Chèo, Chèo đọc chệch là Chẹo). Hiện nay tên Chẹo ít đƣợc sử dụng.

- thôn Trung Trữ (ngày nay)- làng Trữ (cũ): tên gọi thôn Trung Trữ (đặt tên theo bãi Trữ, bãi sông trong thôn) và tên gọi Trữ là cách gọi ngắn gọn của thôn. Hiện nay, cả 2 cách gọi này đều đƣợc sử dụng.

- thôn Khê Ngoài (ngày nay)– làng Ngoài (cũ): tên gọi Ngoài là cách gọi ngắn gọn của thôn Khê Ngoài (nằm ngoài khu vực suối). Hiện nay cả 2 cách gọi này đều đƣợc sử dụng.

- thôn Yên Mô Càn (ngày nay) – làng Kiền (cũ): tên gọi Yên Mô Càn có trƣớc. Sau này, dân làng sợ kỵ húy (Càn nghĩa là trời) nên đổi tên làng thành Kiền.Hiện nay tên Kiền ít đƣợc sử dụng.

3.3.3. Tên gọi Nôm và tên gọi Hán Việt không có mối liên hệ với nhau.

Đây là hiện tƣợng mà tên Nôm hoặc tên Hán Việt không đƣợc đặt tên dựa theo nghĩa của tên còn lại. Tên Nôm thƣờng là tên phản ánh đặc điểm của làng hoặc là những tên Việt cổ, tên bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số còn tên Hán thƣờng là tên đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân địa phƣơng.

Hiện tƣợng này xuất hiện khá nhiều trong địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú ở Ninh Bình. Ví dụ:

-thôn Trung (ngày nay) – phố Chợ: tên Trung đƣợc đặt tên theo vị trí trung tâm của thôn, còn tên phố Chợ đƣợc gọi theo đặc điểm thôn, có chợ trung tâm của xã. Hiện nay cả 2 tên đều đƣợc sử dụng.

- thôn Vàng Ngọc (ngày nay)– xóm Mới (cũ): tên Vàng Ngọc đƣợc đặt theo mong ƣớc về sự giàu có còn tên Mới đƣợc gọi theo đặc điểm mới thành lập của xóm cũ. Hiện nay tên Mới ít đƣợc sử dụng.

- thôn Văn Phú (ngày nay) – làng Thổ (cũ): tên Văn Phú đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân về sự giàu đẹp còn tên Thổ là tên cũ của làng. Sau này sợ hiểu nhầm ý nghĩa của từ Thổ nên làng đƣợc gọi là Văn Phú.

- thôn Yên Phú (ngày nay) – làng Bến Bạc: tên Yên Phú đƣợc đặt theo mong ƣớc của nhân dân về sự yên bình, giàu có còn tên Bến Bạc đƣợc gọi theo bến sông của làng. Hiện nay, cả 2 tên gọi đều đƣợc sử dụng.

- thôn Yên Minh – làng Mô: tên Yên Minh đƣợc đặt teo mong ƣớc của làng về sự yên bình, tƣơi sáng còn tên Mô có thể là tiếng Việt cổ hoặc tiếng dân tộc thiểu số.

- Thôn Vân Hà – làng Cuối: tên Vân Hà đƣợc đặt theo địa thế làng, giống nhƣ một dòng sông mây còn tên Cuối đƣợc đặt theo vị trí của làng, nằm phía cuối xã.

- xóm 82 – Eo Bát: 82 là tên gọi đƣợc đặt theo số thứ tự còn Eo Bát đƣợc đặt dựa vào một truyền thuyết về nghĩa quân Giản Định Đế đi qua eo núi trong vùng và đánh rơi bát ăn cơm.

3.4. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hoá

3.4.1. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hoá

Giữa ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó với nhau.Những biểu hiện của văn hoá đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ.Ngƣợc lại, ngôn ngữ phản ánh những thuộc tính, bản chất và sự tồn tại của văn hoá.

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần mà con ngƣời tạo ra trong cuộc sống, vì thế mối phƣơng diện của cuộc sống đều gắn với những biểu hiện của văn hoá.Ba biểu hiện chính của văn hoá trong cuộc sống là văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất và văn hoá vũ trang.Văn hóa không chỉ thể hiện ra qua cách ứng xử, hành xử hay qua những vật thể ghi dấu những chứng tích tồn tại mà còn đƣợc thể hiện qua một số địa hạt khác, một trong số đó là trong ngôn ngữ.

Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, vì vậy địa danh cũng có mối quan hệ mật thiết với văn hoá.Địa danh luôn phát triển qua không gian và thời gian, đồng thời gắn với tính liên tục của dòng chảy văn hoá.Địa danh ghi dấu những chứng tích văn hoá qua những thời kì lịch sử, những không gian địa lí khác nhau.Dấu ấn văn hoá đậm nét nhất thể hiện trong địa danh chính là qua cách đặt tên địa danh. Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên gọi địa lí với các đối tƣợng mà nó gọi tên đều là do con ngƣời và các nền văn hóa tạo nên. Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta sẽ nhận thấy đƣợc dấu vết của những tộc ngƣời, của các ngôn ngữ và các nền văn hoá khác nhau. Sự đa dạng về tộc ngƣời, về ngôn ngữ, về văn hoá trên cùng một địa bàn địa lí sẽ đƣợc phản ánh trong địa danh, không những làm cho địa danh phong phú, đa dạng và còn mang tính cụ thể, khu biệt. “Địa danh tuy là một hiện tượng của ngôn ngữ

học nhưng nó lại chính là hình thức thể hiện văn hóa của một cộng đồng cư dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh thổ có các địa danh” [18, tr.12]

Nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là sự xem xét địa danh đã phản ánh những đặc điểm nào của văn hoá và văn hoá đƣợc biểu hiện qua địa danh ra sao. Hầu hết các địa danh ở vùng miền đều lƣu giữ, bảo tồn đƣợc các yếu tố ngôn ngữ gọi tên các di sản văn hoá vật thể nhƣ đền đài, chùa chiền, đình am, lăng tẩm, miếu mộ, nhà thờ… và các di sản văn hoá phi vật thể nhƣ tâm linh, lễ hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, quan niệm về đạo đức, ƣớc vọng sống… Nghiên cứu những sự biểu hiện của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong các địa danh chính là góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của ngôn ngữ và văn hoá. [Dẫn theo 31, tr.138]

3.4.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong địa danh chỉ các đơn vị cư trú Ninh Bình

3.4.2.1. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua các thành tố chung

Qua 8 thành tố chung xuất hiện trong địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú Ninh Bình, chúng ta nhận thấy, đây là một vùng đất đặc trƣng của đồng bằng Bắc Bộ, với đầy đủ các đơn vị cƣ trú của ngƣời Việt miền Bắc xƣa nhƣ làng, xóm và các đơn vị cƣ trú hiện đại mang dáng dấp thành thị nhƣ phố, phƣờng, thành phố… Ngoài ra, ở Ninh Bình còn tồn tại một đơn vị cƣ trú khác là bản, điều này phản ánh đây là một khu vực có địa bàn miền núi, nơi cƣ trú của các dân tộc miền núi phía Bắc, mà cụ thể ở đây là dân tộc Mƣờng.

3.4.2.2. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)