Phương thức cấu tạo mới

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 51 - 53)

6. Bố cục của Luận văn

3.1.3.1. Phương thức cấu tạo mới

Phƣơng thức cấu tạo mới là phƣơng thức mà ngƣời ta định danh sử dụng các yếu tố ngôn ngữ có sẵn, tạo ra một tên gọi theo cách của mình để định danh cho sự vật, hiện tƣợng.

Trong phƣơng thức cấu tạo mới, có thể có rất nhiều cách thức đặt địa danh tùy thuộc vào đặc điểm của địa bàn. Điều này, có thể thấy qua tên gọi phố phƣờng Hà Nội khi bắt đầu trở thành một trung tâm thƣơng mại sầm uất. 36 phố phƣờng của thành phố chủ yếu đƣợc đặt tên trên cơ sở dựa vào đặc điểm của sự phân chia khu vực buôn bán: phố Hàng Mã, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Điếu, Thuốc Bắc,

Hàng Bông, Hàng Da... Các địa danh Nam Bộ lại chủ yếu lấy điểm xuất phát là các

con sông, con rạch, các vùng đất nổi (đặc điểm của địa hình) để đặt tên. Sau đó, các đối tƣợng là địa lý cƣ trú và đặc biệt là tên các công trình xây dựng đều đƣợc đặt theo phƣơng thức chuyển hóa trên cơ sở đối tƣợng đƣợc đặt theo đặc điểm địa hình nhƣ trên. Ví dụ: rạch Thị Nghè → chợ Rạch Thị Nghè, rạch Cát → cầu Rạch Cát,

giồng Ông Tố → đường Giồng Ông Tố, gò Vấp → quận Gò Vấp,... Trong lúc đó,

các địa danh vùng biển và đồng bằng ven biển lại chủ yếu lấy những nét cơ bản về đặc trƣng địa lý vùng này để đặt tên cho các đối tƣợng. Và vì vậy, các địa danh ở Hải Phòng [137] của Nguyễn Kiên Trƣờng đầy hƣơng vị và sắc thái biển, chẳng hạn nhƣ: thành phố Hải Phòng, vụng Áng Le, hòn Áng Kê, cầu Ngự, sông Đá Bạch, hòn Dấu, phường Cát Bi, thôn Tĩnh Hải, thôn Thủy Tú, phố Cát Cụt, đường Cát Dài, lạch Ác, hòn Béo, hòn Tùng Sâu, hòn Tùng Rƣợu, hòn Chút Chít, hòn Bim Bim, đảo Suy Tƣ v.v... ở Tây Nguyên nói chung và Dak Lăk nói riêng, những đặc trƣng

Phƣơng thức này đƣợc tiến hành bằng 2 cách thức với 2 cơ sở khác nhau: 1. Dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng

- Dựa vào tính chất của đối tƣợng. Ví dụ: xã Xích Thổ (vùng đất đỏ), thôn Hải Nham (vùng đất nằm giữa biển).

- Dựa vào thời điểm thành lập. Ví dụ: xóm Mới (là xóm mới thành lập), thôn Tân Lập (thôn mới thành lập)..

- Dựa vào vị trí của đối tƣợng. Ví dụ: xóm Giữa (là xóm nằm ở vị trí giữa thôn, làng)…thôn Trung, thôn Nam, thôn Đông, thôn Đông Thượng, phố Tây Bắc, Đông

Bắc, Tây Nam, thôn Đoài…

- Dựa vào sản vật tiêu biểu trong vùng. Ví dụ: thị trấn Me (trƣớc đây, ở khu vực

này mọc rất nhiều cây me), thôn Lạo (Lạo – cây nứa, vùng trƣớc đây có nhiều cây nứa), thôn Đồi Ngô, thôn Trại Sắn, thôn Đồng Quýt…

- Dựa vào một địa danh tiêu biểu trong vùng. Ví dụ: xóm Đình (đình làng nằm trong phạm vi khu vực của xóm), thôn Hành Cung (trƣớc đây, tại khu vực thôn là hành

cung của vua Đinh), thôn Hạ Trạo (khu vực trƣớc đây là nơi “dừng chèo –hạ trạo” của đội thủy quân triều đình), thôn Từ Đường, thôn Kênh Đào, thôn Kênh Gà, thôn

Sào Long, thôn Ngô Đồng Đồi, xóm Kênh, thôn Trại Khoái…

- Dựa vào tên một nhân vật lịch sử nổi danh. Ví dụ: phố Lê Lợi, phố Lê Lai, phố

Ngô Quyền, phố Chu Văn An…

- Dựa vào tên một địa danh nổi tiếng trên đất nƣớc. Ví dụ: phố Phú Xuân, phố Bạch

Đằng, phố Văn Miếu…

- Dựa vào sở nguyện. Ví dụ: thôn Yên Trạch, thôn Phú Gia, thôn An Lạc, thôn An

Hòa, phố Bình Yên, Gia Vương, Gia Thịnh, Gia Phú, Gia Hòa, Gia Xuân,

Trường An, Tụ An, Yên Trạch, phƣờng Phúc Thành, Phúc Thịnh, Phúc Lộc, Phúc

Hòa, Phúc Thiện, Hưng Phúc, Phúc Thái, Phúc Thiện, Phú Lai, Đoàn Kết, Đa Lộc, Phong Lộc

- Đặt theo tên một dòng họ tiêu biểu trong làng: thôn Mai Xá, thôn Nguyễn, thôn Vũ

Xá, thôn Nguyên Xá…

- Dùng độc lập các chữ số. Ví dụ xóm 1, xóm4.

- Ghép các yếu tố có sẵn của địa danh khác. Ví dụ: xã Khánh Nhạc là kết quả của sự ghép các yếu tố "Khánh" của huyện Yên Khánh và "Nhạc" của tên cũ, xã Phúc Nhạc; Khánh Thủy là kết quả của sự ghép các yếu tố "Khánh" của huyện Yên Khánh và "Thủy" của tên cũ, xã Cống Thủy.

- Ghép tên riêng và chữ số hoặc chữ cái và chữ số. Ví dụ: thôn Lạc Bình 1, Lạc Bình

2, xóm 4B, xóm 7A…

Cả 2 cách trên đều tạo ra những đặc điểm về các yếu tố cấu tạo và ý nghĩa của các địa danh.

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)