6. Bố cục của Luận văn
1.2.3. Về lịch sử và địa giới hành chính
Đất Ninh Bình cổ xưa thuộc đất Nam giao , thời Tần (246 - 207 TCN) thuộc
Tƣợng quận , thời Hán (206 TCN - 220 SCN) là đất huyện Vô Công (có sách ghi là Vô Thiết, do chữ công và thiết có tự dạng gần giống nhau, rất dễ lầm lẫn - ĐCN)
của quận Cửu Chân và huyện Câu Lậu quận Giao Chỉ . Thời Ngô (220 - 265) và thời Tấn (265 - 420) thuộc huyện Kiến Sơ quận Cửu Chân, châu Giao . Thời Tuỳ - Đường Hậu Lƣơng (581 - 923) là huyện Văn Dƣơng thuộc Trƣờng Châu, và thủ
phủ của châu đóng tại Trấn Tĩnh Giang huyện Văn Dƣơng .
Thời Đinh - Lê (968 - 1010), Ninh Bình là kinh đô của nƣớc Đại Cồ Việt, là
châu Đại Hoàng thuộc một trong 10 đạo của cả nƣớc . Sang thời Lý đất Ninh Bình buổi đầu là phủ Trƣờng Yên (sử cũ ghi rằng năm 1010, vua Lý Thái Tổ đổi thành Hoa Lƣ làm phủ Trƣờng Yên. Thành Hoa Lư tức kinh đô của nƣớc Đại Cồ Việt
(nằm trên khuôn viên xã Trƣờng Yên, Hoa Lƣ bây giờ), phủ Trường Yên tức thủ
phủ, phủ lị của phủ Trƣờng Yên, mà phủ Trƣờng Yên bao gồm toàn bộ vùng đất cổ của Ninh Bình). Về sau, Ninh Bình là Châu Đại Hoàng.
Thời Trần, theo An Nam chí lƣợc, một cuốn sách do Lê Tắc viết vào thời
Trần, thì Ninh Bình thuộc phủ Trƣờng An và giang lộ Đại Hoàng . Ngoài ra, Ninh Bình còn có một phần đất thuộc châu Ninh Hoá (có sách viết là Tuyên Hoá) gồm 3 huyện Xa Lai, Xích Thổ, và Khôi.
Thời Lê Sơ (1428 - 1527), theo Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí và Cương mục thì lúc này Ninh Bình có 2 phủ Trƣờng Yên và Thiên Quan, lệ Thanh
Hoa. Nhƣng theo Đại Việt địa dư toàn biên, Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảobiên,
Sử học bị khảo và Ninh Bình phong vật chí thì lúc này hai phủ Trƣờng Yên và
Thiên Quan thuộc Sơn nam thừa tuyên.
Thời Nguyễn (1802 - 1945)
+ Năm Gia Long thứ nhất (1802), Ninh Bình vẫn là Thanh Hoa ngoại trấn và lệ thuộc vào Thanh Hoa, gồm 6 huyện nhƣ đời Tây Sơn và Hậu Lê, nhƣng huyện Yên Khang đổi thành huyện Yên Khương, đến năm Gia Long 2 (1803), huyện Yên
Khƣơng đổi thành huyện Yên Khánh (theo Đại Việt địa dư toàn biên và Sử học bịkhảo, Cƣơng mục).
+ Năm Gia Long thứ 5 (1806), Thanh Hoa ngoại trấn đổi thành đạo Thanh Bình, đứng đầu đạo là một quản đạo và một tham hiệp, vẫn lệ thuộc Thanh Hoa nội trấn. Hai huyện Đại An và Vọng Doang đƣợc trả về cho phủ Nghĩa Hƣng .
+ Năm Gia Long 9 - 12 (1810 - 1813), đạo Thanh Bình có 2 phủ 6 huyện, 41 tổng, 261 xã thôn là: Năm Gia Long 9 - 12 (1810 - 1813), đạo Thanh Bình có 2 phủ 6 huyện, 41 tổng, 261 xã thôn là: Phủ Trường Yên 3 huyện: Gia Viễn: 12 tổng, 84 xã phƣờng. Yên Mô: 8 tổng, 59 xã phƣờng. Yên Khánh: 10 tổng, 51 xã phƣờng.
Phủ Thiên Quan 3 huyện: Phụng Hoá: 4 tổng, 23 xã thôn. Yên Hoá: 4 tổng, 19
xã thôn. Lạc Thổ: 3 tổng, 25 xã thôn.
+ Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), Đại Việt địa dƣ toàn biên, Ninh Bình phong vật chí cho rằng tên phủ Trường Yên đổi thành Yên Khánh, nhƣng sử học bị khảo lại ghi rằng Trƣờng Yên đổi thành Trường Khánh. Còn Lịch triều hiến chƣơng loại chí vẫn gọi là phủ Trƣờng Yên nhƣng số xã thôn so với thời điểm 1810 - 1813 thì tăng đáng kể:
+ Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đạo Thanh Bình đƣợc đổi thành đạo Ninh Bình.
+ Năm Minh Mạng thứ 10 (1829), đạo Ninh Bình đổi thành trấn Ninh Bình. Lập huyện mới Kim Sơn từ phần đất phía đông nam của huyện Yên Mô. Trấn Ninh Bình có 7 huyện và trở thành đơn vị độc lập trực thuộc Bắc Thành, không lệ vào Thanh Hoa nữa.
+ Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), tỉnh Ninh Bình chính thức ra đời. Tỉnh
gồm 2 phủ (Yên Khánh và Thiên Quan), 7 huyện (Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Phụng Hoá, Yên Hoá, Lạc Thổ).
+ Đời Thành Thái 8 (1906), theo Nghị định thông sứ ngày 29.12.1905 của Pháp, bắt đầu từ năm 1906 huyện Gia Khánh đƣợc thành lập trên cơ sở trích 4 tổng của huyện Gia Viễn (Đa Giá, La Mai, Kỳ Vĩ, Quán Vinh) và 4 tổng của huyện Yên
Khánh (Yên Đăng, Thiện Trạo, Vũ Lâm, Dƣơng Vũ). Huyện Yên Khánh có 8 tổng 35 xã 6 thôn 4 phƣờng 1 trại ( tổng là 46 đơn vị).
Nhƣ vậy ở thời điểm này tỉnh Ninh Bình có 2 phủ, 7 huyện là:
Phủ Yên Khánh có 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Gia Khánh. Phủ Nho Quan có 3 huyện Phụng Hoá, Gia Viễn, Yên Hoá.
+ Tháng 12 năm 1949, tỉnh Ninh Bình trực thuộc Liên khu 3, có 6 huyện là Gia Khánh, Yên Mô, Gia Viễn, Nho Quan,Yên Khánh, Kim Sơn, với 135 xã (theo báo cáo số 17357 HC/LK3 ngày 21.12.1949 của UBHCKC).
+ Ngày 27.1.1951, tái lập tỉnh Ninh Bình (tỉnh loại 2) theo Nghị định số 465 PTH - NĐ của Thủ hiến Bắc Việt .
+ Ngày 27/12/1975, Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá 5, kỳ họp thứ 2 quyết nghị: hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Trƣớc và sau khi sáp nhập, tỉnh Ninh Bình vẫn có 6 huyện và 1 thị trấn trực thuộc tỉnh là Gia Khánh, Gia Viễn, Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn và thị trấn Tam Điệp.
+ 26/12/1991:
Tái lập tỉnh Ninh Bình trên cơ sở chia tách tỉnh Hà Nam Ninh, có 7 đơn vị hành chính: Thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp , huyện Hoa Lƣ, huyện Tam Điệp, huyện Gia Viễn, huyện Hoàng Long, huyện Kim Sơn . Diện tích 1386,77 km2
, dân số 787.877 ngƣời.
+ Ngày 7/2/2007, Thủ tƣớng Chính Phủ đã ký Nghị định số 19 /2007/ NĐ-
CP về việc thành lập Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Ninh Bình tỉnh Ninh Bình trƣớc đây.
Theo đó, sau khi thành lập, thành phố Ninh Bình có 4.836, 49 ha diện tích tự nhiên và 130.517 nhân khẩu, 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phƣờng (Tân Thành, Phúc Thành, Đông Thành, Nam Thành, Thanh Bình, Nam Bình, Vân Giang,
Bích Đào, Ninh Khánh, Ninh Phong) và 4 xã (Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Sơn, Ninh Phúc).
Nhƣ vậy tới thời điểm hiện nay tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện và 142 xã phƣờng.
[Dẫn theo 85]