6. Bố cục của Luận văn
3.4. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hoá
3.4.1. Mối quan hệ giữa địa danh và văn hoá
Giữa ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó với nhau.Những biểu hiện của văn hoá đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ.Ngƣợc lại, ngôn ngữ phản ánh những thuộc tính, bản chất và sự tồn tại của văn hoá.
Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần mà con ngƣời tạo ra trong cuộc sống, vì thế mối phƣơng diện của cuộc sống đều gắn với những biểu hiện của văn hoá.Ba biểu hiện chính của văn hoá trong cuộc sống là văn hoá sinh hoạt, văn hoá sản xuất và văn hoá vũ trang.Văn hóa không chỉ thể hiện ra qua cách ứng xử, hành xử hay qua những vật thể ghi dấu những chứng tích tồn tại mà còn đƣợc thể hiện qua một số địa hạt khác, một trong số đó là trong ngôn ngữ.
Địa danh là một bộ phận của ngôn ngữ, vì vậy địa danh cũng có mối quan hệ mật thiết với văn hoá.Địa danh luôn phát triển qua không gian và thời gian, đồng thời gắn với tính liên tục của dòng chảy văn hoá.Địa danh ghi dấu những chứng tích văn hoá qua những thời kì lịch sử, những không gian địa lí khác nhau.Dấu ấn văn hoá đậm nét nhất thể hiện trong địa danh chính là qua cách đặt tên địa danh. Mối liên hệ đặc biệt giữa các tên gọi địa lí với các đối tƣợng mà nó gọi tên đều là do con ngƣời và các nền văn hóa tạo nên. Qua nghiên cứu địa danh, chúng ta sẽ nhận thấy đƣợc dấu vết của những tộc ngƣời, của các ngôn ngữ và các nền văn hoá khác nhau. Sự đa dạng về tộc ngƣời, về ngôn ngữ, về văn hoá trên cùng một địa bàn địa lí sẽ đƣợc phản ánh trong địa danh, không những làm cho địa danh phong phú, đa dạng và còn mang tính cụ thể, khu biệt. “Địa danh tuy là một hiện tượng của ngôn ngữ
học nhưng nó lại chính là hình thức thể hiện văn hóa của một cộng đồng cư dân đã từng hiện diện trong vùng lãnh thổ có các địa danh” [18, tr.12]
Nghiên cứu địa danh trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá là sự xem xét địa danh đã phản ánh những đặc điểm nào của văn hoá và văn hoá đƣợc biểu hiện qua địa danh ra sao. Hầu hết các địa danh ở vùng miền đều lƣu giữ, bảo tồn đƣợc các yếu tố ngôn ngữ gọi tên các di sản văn hoá vật thể nhƣ đền đài, chùa chiền, đình am, lăng tẩm, miếu mộ, nhà thờ… và các di sản văn hoá phi vật thể nhƣ tâm linh, lễ hội, tôn giáo, tín ngƣỡng, quan niệm về đạo đức, ƣớc vọng sống… Nghiên cứu những sự biểu hiện của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể trong các địa danh chính là góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của ngôn ngữ và văn hoá. [Dẫn theo 31, tr.138]