Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 30 - 32)

6. Bố cục của Luận văn

2.1.1. Kết quả phân loại địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ

Căn cứ vào phạm vi, đối tƣợng, nguyên tắc cùng với các tiêu chí thu thập và phân loại địa danh nhƣ đã nêu ở trên, chúng tôi đã thu thập đƣợc 1349 địa danh tên làng xã ghi bằng tiếng Việt. Các địa danh này đƣợc xác định trên sự phân bố địa giới hành chính trên toàn bộ địa bàn tỉnh.

Theo đó, trong phạm vi Luận văn này, chúng tôi tập trung vào khảo sát tên gọi của các đơn vị cƣ trú cấp xã, thôn và xóm theo từng huyện, thị xã, thành phố.

Theo địa giới hành chính ngày nay, Ninh Bình có 8 thành phố, thị xã, huyện, 140 xã phƣờng và 1209 thôn, xóm. Nhƣ vậy, đối tƣợng khảo sát của Luận văn này chính là tên gọi của 140 xã, phƣờng, thị trấn và 1209 thôn, xóm, bản, phố, đội.

Ví dụ: 1, Thị trấn Yên Thịnh 安盛: Yên bình, đông đúc, giàu có.

Thị trấn Yên Thịnh đƣợc thành lập ngày 07/06/1997, là thị trấn huyện lỵ của huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Tên của thị trấn thể hiện ƣớc mơ của nhân dân nơi đây về một cuộc sống yên bình, đông đúc, giàu có. Cách đặt tên ở đây đƣợc thực hiện bằng cách ghép yếu tố chính trong tên huyện với các mĩ từ thể hiện ƣớc nguyện của nhân dân.

2, Xã Mai Sơn 梅山: Núi gió (mai: gió thổi, Sơn: núi). Xã đƣợc thành lập

vào ngày 4.8.2000. Trƣớc xã có tên là Đái Sơn, gồm hai thôn là thôn Mai và thôn Núi ( Theo Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Dƣơng Thị The – Phạm Thị

Thoa), sau khi xã đổi tên thì ngƣời dân đã lấy tên hai thôn này để đặt cho xã mới, chữ Núi đã đƣợc ngƣời dân Hán hóa.

Vùng đất này gắn với nhiều huyền thoại. Sông Vân còn gọi là Vân Sàng, gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dƣơng Vân Nga đã đem một đoàn cung nữ ra đón và mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông. Cái tên Vân Sàng (giƣờng mây) đã ra đời từ đó. Khi thành lập phƣờng đã lấy tên của dòng sông đẹp và có nhiều huyền thoại này.

Dƣới đây là kết qủa phân loại địa danh Ninh Bình

Dựa trên cơ sở của cuốn Từ điển yếu tố Hán – Việt thông dụng của tác giả Hoàng Văn Hành, chúng tôi tiến hành phân loại địa danh cƣ trú Ninh Bình theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ nhƣ sau: Địa danh có nguồn gốc thuần Việt, địa danh có nguồn gốc Hán Việt, địa danh có nguồn gốc Hán Việt kết hợp với thuần Việt và địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ khác.

Theo kết quả thống kê, có 813/1349 địa danh là địa danh Hán Việt, 13/1349 địa danh là địa danh Hán Việt kết hợp với thuần Việt, 496/1349 địa danh là địa danh thuần Việt (trong đó có 405 địa danh mang tên các số đếm) và cơ 23 địa danh có nguồn gốc khác. Dƣới đây là bảng thống kê các địa danh chỉ các đơn vị cƣ trú Ninh Bình

Bảng 2.1: Kết quả phân loại các địa danh Ninh Bình theo nguồn gốc ngôn ngữ

PL địa danh theo nguồn gốc

Số lƣợng Tỉ lệ Ví dụ

Thuần Việt 496 36.8% Thôn Đồi Dài, thị trấn Me, thôn

Rồng, thôn Bến

Hán Việt 815 60.4 % Phố Vạn Xuân, thôn Phú Lâm, thôn

Phú Linh

Hán + Việt 15 1.1 % Thôn Vàng Ngọc, thôn Khê Ngoại,

thôn Đoài Thượng

Nguốn gốc khác 23 1.7% Thôn Lạo, thôn Bái, Bản Đẩm Rừng, thôn Lạng Uyển

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)