Mối liên hệ giữa tên Hán Việt và tên Nôm của một số làng ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 67 - 69)

6. Bố cục của Luận văn

3.3. Mối liên hệ giữa tên Hán Việt và tên Nôm của một số làng ở tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình

Trong đời sống Việt Nam cổ truyền xƣa, “làng” là một khái niệm quen thuộc. Nó không chỉ đơn thuần là một khái niệm chỉ đơn vị cƣ trú của dân cƣ mà còn là môi trƣờng bao quát gần nhƣ toàn bộ những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi các thành tố, giá trị văn hóa cổ truyền đƣợc lƣu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hiện nay khái niệm “làng” không còn tồn tại trong địa giới hành chính nhƣng tên gọi của làng vẫn còn ẩn chứa những nét văn hóa đặc biệt, đó có thể gắn với đặc điểm, sự tích hay huyền thoại, mong ƣớc về làng.

Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có rất nhiều làng có 2 tên gọi, một là tên Hán (tên gọi chính thức) và tên Nôm (tên dân gian). Tên gọi dân gian thƣờng ra đời trƣớc, tên chính thức thƣờng ra đời sau. Ví dụ:

STT Địa danh Nôm Hán Việt Vị trí địa lí

1 Chèm Từ Liêm Từ Liêm, Hà Nội 2 Chuông Phƣơng Trung Thanh Oai, Hà Nội 3 Dâu/Giâu Cổ Chấu Từ Sơn, Băc Ninh 4 Chài Cổ Trai Kiến Thụy, Hải Phòng 5 Giai Cổ Trai Duyên Hà, Thái Bình 6 Tròi Khúc Toại Võ Giàng, Bắc Ninh 7 Trôi Thƣợng Thụy Đan Phƣợng, Hà Tây

[Dẫn theo 23, tr.23]

Tên làng ở Ninh Bình cũng không nằm ngoài quy luật trên. Một số làng ở Ninh Bình có 2 tên gọi: tên Nôm và tên Hán Việt. Ví dụ:

STT Địa danh Nôm Hán Việt Vị trí địa lí

1 Chòm Ngọc Động Gia Phong, Gia Viên 2 Đìa Cẩm Địa Lạc Vân, Nho Quan 3 Hòn Bách Hoàn Lạng Phong, Nho Quan 4 Láo Lão Cầu Văn Phú, Gia Viễn 5 San Yên Thái Yên Quang, Nho Quan 6 Lá Yên Sơn Yên Quang, Nho Quan 7 Mô Yên Minh Yên Quang, Nho Quan Trong đó, tên gọi Nôm và Hán Việt của làng có những đặc điểm sau

3.3.1. Tên gọi Hán Việt được đặt dựa theo tên gọi Nôm

Đây là những làng mà tên Nôm có trƣớc, do dân gian đặt. Sau này, chính quyền nhà nƣớc dựa vào tên Nôm mà đặt cho tên Hán. Tên Nôm thƣờng đƣợc đặt theo đặc điểm của làng. Ví dụ:

- làng Mía (cũ) – phố Cam Giá (ngày nay): tên gọi phố Mía (vùng trồng và bán mía) có trƣớc, sau này phố đƣợc đặt tên là Cam Giá (mía ngọt). Hiện nay, cả hai tên gọi này đều còn đƣợc sử dụng

- làng Hòn (cũ) – thôn Bách Hoàn (ngày nay): tên gọi làng Hòn (vùng có nhiều hòn đá) có trƣớc, sau thôn đƣợc đặt tên là Bách Hoàn (trăm hòn đá). Hiện nay tên Hòn ít đƣợc sử dụng.

- làng Lợn (cũ) – thôn Luận (ngày nay): tên gọi làng Lợn (làng là nơi nuôi lợn của nghĩa quân của quan ngoại giáp Đinh Điền), sau này khi đặt tên gọi, thôn đƣợc gọi là Luận (đọc chệch đi của Lợn). Hiện nay chỉ còn tên Luận đƣợc sử dụng.

- làng Đào Ao (cũ) – thôn Xuân Trì (ngày nay): tên làng Đào Ao ( cả làng cùng góp sức đào ao làng) có trƣớc, sau này đổi thành thôn Xuân Trì (ao mùa xuân). Hiện nay cả 2 tên gọi đều đƣợc sử dụng.

- làng Kho (cũ) – thôn Phú Khố (ngày nay): tên gọi Phú Khố (kho giàu có) là tên gọi đƣợc dịch từ tên làng Kho. Hiện nay cả 2 tên này đều đƣợc sử dụng.

- Làng Gôi (cũ) - Thôn Côi Khê (ngày nay) : tên Gôi đƣợc đặt theo tên quê hƣơng cũ (làng Gôi, Nam Định) của những ngƣời đến vùng này khai khẩn, lập làng. Tên Côi Khê đƣợc đặt dựa theo âm Gôi, chuyển thành Côi.

- xóm Gạo – Hƣơng Mễ: tên Hƣơng Mễ (gạo thơm) đƣợc dịch từ tên xóm Gạo.

- làng Lều (cũ) – thôn Yên Liêu: làng Lều đƣợc đặt tên theo một truyền thuyết địa phƣơng về việc nghĩa quân Đinh Điền đã dựng lều nghỉ chân ở đây. Sau này Lều đƣợc chuyển thành Liêu.

- làng Bồ Vĩ - thôn Bồ Vi : làng có nhiều cỏ bồ và cỏ vĩ nên đƣợc gọi là Bồ Vĩ. Bồ Vi là cách đọc chệch của Bồ Vĩ.

Một phần của tài liệu Khảo sát một vài vấn đề địa danh Ninh Bình (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)