PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 25)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Các số liệu được thu thập qua bảng báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua cuộc trò chuyện với cán bộ trong công ty. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ sách báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp so sánh: có 2 phương pháp so sánh

- Phương pháp số tuyệt đối: Phương pháp này sử dụng cho 3 mục tiêu cụ thể là phân tích khái quát kết quả kinh doanh, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng và phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

Công thức:

∆Y = Y1 - Y0 (2.12) Trong đó:

∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc).

- Phương pháp số tương đối: Phương pháp này sử dụng cho 3 mục tiêu cụ thể là phân tích khái quát kết quả kinh doanh, phân tích tình hình tiêu thụ

sản phẩm về mặt khối lượng và phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Công thức:

Y1 - Y0

∆Y = x 100 (%) (2.13) Y0

Trong đó:

∆Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc.

* Phương pháp số bình quân: biểu hiện tính đặc trưng chung về mặt định lượng nhằm phản ảnh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất.

* Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp này sử dụng cho mục

tiêu cụ thể là phân tích mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đến doanh thu tiêu thụ.

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lược được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng củachúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau: DT =   n i Pi Qi 1 * (2.14) Trong đó:

DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Pi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

 So sánh doanh thu tiêu thụ năm 2012 so với năm 2011. - Xác định đối tượng phân tích: ∆DT = DT2012 – DT2011. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

+ ∆Q: Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ.

+ Q2012: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm trong năm 2012. + Q2011: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm trong năm 2011. + P2012: Giá bán bình quân các loại sản phẩm trong năm 2012. +P2011: Giá bán bình quân các loại sản phẩm trong năm 2011. Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ. ∆Q = Q2012*P2011 – Q2011*P2011

Mức độ ảnh hưởng của giá bán đối với doanh thu tiêu thụ. ∆P = Q2012*P2012 – Q2012*P2011

 So sánh doanh thu tiêu thụ năm 2013 so với năm 2012. - Xác định đối tượng phân tích ∆DT = DT2013 – DT2012 - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

+ ∆Q: Mức dộ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ.

+ Q2013: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm trong năm 2013. + Q2012: Sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm trong năm 2012. + P2013: Giá bán bình quân của các sản phẩm trong năm 2013. + P2012: Giá bán bình quân của các sản phẩm trong năm 2012.

(1) Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ. ∆Q = Q2013*P2012 – Q2012*P2012

(2) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến doan thu tiệu thụ. ∆P = Q2013*P2013 – Q2013*P2012

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

- Tên doanh nghiệp: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. - Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex CanTho.

- Slogan: Để tiến xa hơn.

- Trụ sở: Số 21 – Cách Mạng Tháng Tám – Phường Thới Bình – Quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ.

- Điện thoại: (07103) 821656 – 821655 – 765767 – 826906. - Fax: (07103) 822746.

- Website: http://taynambo.petrolimex.com.vn/. - Email: taynambo@petrolimex.com.vn.

- Văn phòng đại diện: Đặt tại số 21 – 23 Hồ Tùng Mậu Thân – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 1800158559, được cấp bởi Sở Kế hoạch và dầu tư TP.Cần Thơ ngày 13/7/2010. Do Thông tư số 05/2008 ban hành hợp thức hóa mã số thuế với Giấy đăng ký kinh doanh nên mã số thuế và ngày đăng ký kinh doanh của công ty thayđổi để phù hợp với quy định Nhà nước.

- Số tài khoản:0111000000474 tại Ngân hàng Ngoại thương CN Cần Thơ.

- Hình thức vốn chủ sở hữu: Vốn ngân sách và vốn tự có. - Tài khoản mở tại các ngân hàng:

+ Ngân hàng Công Thương Việt nam. + Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

+ Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. + Ngân hàng thương mại cổ phần Petrolimex.

Trong thời gian đất nước diễn ra chiến tranh, thị trường xăng dầu ở phía Nam đều do 3 hãng lớn: Shell (Hà Lan), Esso (Anh), Caltex (Mỹ) khống chế toàn bộ và kể từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng thì “Công ty xăng dầu miền Nam” trực thuộc tổng cục vật tư được thành lập, với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo an toàn hàng hóa, cơ sở vật chất còn lại chuẩn bị cho công tác phục vụ theo chỉ đạo của bộ tư lệnh khu vực Tây Nam Bộ.

Tháng 5/1975, Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập với tên gọi ban đầu là “Công ty xăng dầu cấp I khu vực Tây Nam Bộ”.

Ngày 07/01/1976, Tổng cụ vật tư bằng văn bản số 03/VH-KH quyết định thành lập “Tổng kho xăng dầu khu vực Tậy Nam Bộ” trực thuộc công ty xăng dầu miền Nam (Công ty xăng dầu khu vực II ngày nay).

Tháng 7/1997, Tổng công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi tên “ Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” trực thuộc công ty xăng dầu khu vực II.

Ngày 11/9/1984, Giám đốc xăng dầu khu vực II ban hành quyết định số 134/TC_QD đổi tên “Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ” thành “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang”.

Ngày 26/12/1988, Tổng giám đốc công ty xăng dầu Việt Nam ban hành quyết định số 2209/XD-QĐ đổi tên “Xí nghiệp xăng dầu Hậu Giang” thành “Công ty xăng dầu Hậu Giang” và về trực thuộc Petrolimex Việt Nam.

Từ ngày 01/01/2004. Công ty xăng dầu Hậu Giang một lần nữa đổi tên thành “Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ” trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Vam theo quyết định số 1680/2003/QĐ-BMT ngày 08/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại.

Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY3.2.1 Chức năng 3.2.1 Chức năng

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh của Công ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố (Tp.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu). Bao gồm văn phòng Công ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, các chi nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu,… đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân công. Ngoài mặt hàng chủ yếu là xăng dầu công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như: kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác,…), vận tải xăng dầu, dịch vụ hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

3.2.2 Nhiệm vụ

Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất sang thị trường Campuchia.

Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch mà Tâp đoàn giao. Ngày càng mở rộng thêm các loại hình

khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và ngồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho Công ty và xã hội.

Trong công tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các Công ty trong ngành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC

PHÒNG BAN

3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty được Tổng giám đốc ủy nhiệm chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất, đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty trước pháp luật và cấp trên về các hoạt động của Công ty.

Ba phó giám đốc: Phó giám đốc nội chính, phó giám đốc tài chính và phó giám đốc kỹ thuật được Giám đốc trực tiếp phân công phụ trách một số công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những nhiệm vụ mà Giám đốc phân công. Bên dưới nữa là các phòng ban, đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý nhân viên thuộc phòng ban của mình đồng thời tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Công ty.

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2013

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Giám đốc Công ty: là người điều hành Công ty, đại diện theo pháp luật của Công ty và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp Nhà nước và các điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty.

Phó giám đốc tài chính: phụ trách hoạt động kinh doanh, giao dịch với khách hàng, marketing, tổ chức kế toán, xúc tiến bán hàng.

Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật, trang thiết bị, chất lượng xăng dầu trong toàn Công ty, nghiên cứu thiết kế và xây dựng công trình.

Phó giám đốc nội chính: Chỉ đạo và điều hành các công tác lao động tiền lương, công tác thanh tra kiểm tra, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh môi trường.

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành kinh doanh có hiệu quả trong phạm vi trên địa bàn mà Tổng công ty phân công trên cơ sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ, quy định của ngành và pháp luật của Nhà

Chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng Chủ Tịch Kiêm Giám Đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc nội chính Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kế toán tài chính Phó giám đốc tài chính Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng quản lý kỹ thuật Các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty Chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang Tổng kho xăng dầu miền Tây Kho xăng dầu Cần Thơ

nước. Phối hợp với các phòng ban khác đề ra giải pháp tối ưu cho công tác kinh doanh.

Phòng kế toán tài chính: Thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, đồng thời quản lý vật tư, tiền vốn, tài sản nhằm phục vụ đạt hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ các nguyên tắc các chế độ kế toán trong Công ty theo hướng dẫn của ngành và pháp lệnh kế toán thống kê do Nhà nước ban hành.

Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự và tiền lương của Công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng,…đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Phòng kỹ thuật: Tổ chức quản lý toàn bộ tài sản cố định bao gồm: hệ thống bồn bể, công nghệ, thiết bị máy móc. Xây dựng kế hoạch và thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, thay đổi công nghệ, trang thiết bị.

3.4 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Bảng 3.1: Tình hình lao động và trình độ lao động tại Công ty xăng dầu Tây

Nam Bộ năm 2013 Bộ phận Số lượng Tỷ trọng (%) Trình độ Số lượng Tỷ trọng (%)

Gián tiếp 116 23,39 Cao học 6 1,21

Đại học, cao đẳng 155 31,25

Trực tiếp 380 76,61

Trung cấp 128 25,81

Sơ cấp 176 35,48 Chưa qua đào tạo 31 6,25

Tổng 496 100,00 496 100,00

Nguồn: Phòng tổ chức Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2013

Qua bảng cho thấy tổng số lao động tại Công ty năm 2013là 496 người, trong đó bộ phận lao động gián tiếp làm việc tại văn phòng là 116 người chiếm 23,39% trong tổng số lao động toàn Công ty; đây là số nhân viên có trình độ cao học là 1,21% và trình độ đại học, cao đẳng là 31,25%, đó là hai nhóm có trình độ cao nhất tại Công ty và đồng thời họ cũng là những nhà quản trị, cán bộ quản lý, chuyên viên làm việc tại văn phòng Công ty và văn phòng các chi nhánh. Bộ phận lao động trực tiếp làm việc tại các cửa hàng xăng dầu và hệ thống các kho chiếm 76,61% trong tổng số nhân viên của Công ty; trong đó số lao động có trình độ trung cấp chiếm 25,81%, trình độ sơ cấp chiếm 35,48% và cuối cùng là lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 6,25%. Như vậy việc phân bổ số lượng nhân viên ở các bộ phận Công ty tùy thuộc vào khối lượng cũng như tính chất công việc mà có sự yêu cầu về trình độ thích hợp.

3.5 MÔ TẢ SẢN PHẨM3.5.1 Đặc điểm 3.5.1 Đặc điểm

Sản phẩm của Công ty là các loại xăng, dầu hỏa, diesel, mazut và các sản phẩm khác với tính năng làm nhiên liệu phục vụ cho các loại động cơ chế hòa khí, động cơ diesel. Đây là những nhiên liệu có đặc tính dễ cháy nổ, dễ bay

hơi nên được bảo quản rất kỹ và được âm dưới lòng đất. Do đó trong quá trình kinh doanh, Công ty rất chú trọng đến khâu phòng cháy chữa cháy và kiểm tra an toàn khi vận chuyển đến các chi nhánh, đại lý, cửa hàng,…để giảm thiểu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 25)