KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 35 - 38)

CÔNG TY QUA 3 NĂM 2011 – 2013

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 – 2013 của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 6.879.934 6.655.670 4.900.342 -224.264 -3,26 -1.755.328 -26,37 Tổng chi phí 6.879.783 6.660.277 4.897.347 -219.506 -3,19 -1.762.930 -26,47 LNTT 151 -4.607 2.995 -4.758 -3150,99 7.602 165,01 Thuế TNDN 441 2 0 -439 -99,55 -2 -100,00 LN ròng -290 -4.609 2.995 -4.319 -1489,31 7.604 164,98

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - LNTT: là lợi nhuận trước thuế.

- Thuế TNDN: thuế thu nhập doanh nghiệp.

- LN ròng: lợi nhuận ròng.

Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2013 các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty có những biến động không ổn định.

 Doanh thu: Do tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn (năm 2011 tình hình kinh tế xã hội trong nước bị ảnh hưởng bởi những khó khăn, thách thức nội tại của nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm; giá hàng hóa, dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao; tốc độ tăng trưởng GDP ước tính tăng 5,89%. Năm 2012, kinh tế xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng ở các nước; tốc độ tăng trưởng GDP ước tính tăng 5,03%. Sang năm 2013, tình hình kinh tế mặc dù có dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi nhưng vẫn chưa vững chắc; tốc độ tăng trưởng GDP ước tính tăng 5,42%. Nhìn chung nền kinh tế gặp khó khăn trong năm 2011 và 2012 nhưng có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013 nhưng vẫn còn thấp); cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành nên tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn đó là nguyên nhân dẫn đến tình hình doanh thu giảm qua các năm (các đối thủ cạnh tranh của Công ty là các doanh nghiệp kinh doanh lâu năm trong ngành như: Petimex, Saigon Petro, Petro Mekong đây là những đối thủ lớn họ đã am hiểu về thị trường tại ĐBSCL, có sẵn hệ thống cơ sở vật chất và kho bãi để từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh; ngoài ra sự xuất hiện một số đầu mối kinh doanh xăng dầu mới có tiềm lực tài chính và mong muốn mở rộng thị trường tại khu vực ĐBSCL như PV Oil, Mipec trước sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nên tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty gặp nhiều khó khăn). Cụ thể, năm 2012 doanh thu là 6.655.670 triệu đồng giảm 224.264 triệu đồng tương đương với 3,26% so với năm 2011; sang năm 2013 doanh thu là 4.900.342 triệu đồng giảm 1.755.328 triệu đồng tương đương với 26,37% so với năm 2012.

 Chi phí: Do Công ty nhận thấy sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nên đã chủ động đầu tư chi phí vào xây dựng thêm các cửa hàng xăng dầu và kho bãi để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong đó, Công ty có đầu tư vào xây dựng cửa hàng xăng dầu số 22 tạichi nhánh xăng dầu tỉnh Hậu Giang và mới đưa vào hoạt động đầu năm 2014, công trình trang bị trụ bom chi nhánh xăng dầu Bạc Liêu, cải tạo cửa hàng xăng dầu số 7 chi nhánh xăng dầu Sóc Trăng và xây dựng thêm kho bãi ở các chi nhánh. Vì vậy, chi phí ở các năm 2011 và 2012 khá cao, cụ thể năm 2012 là 6.660.277 triệu đồng giảm 219.506 triệu đồng tương ứng với 3,19% so với năm 2011, tuy có xu hướng giảmhơn năm 2011 nhưng vẫn còn cao; sang năm 2013 chi phí giảm đáng kể xuống còn 4.897.347 triệu đồng giảm 1.762.930 triệu đồng tương ứng 26,47% so với năm 2012. Do một số

công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã hoàn thành nên dẫn đến chi phí giảm, ngoài ra do lượng tiêu thụ giảm nên lượng hàng nhập vào giảm làm cho GVHB giảm từ đó làm cho tổng chi phí giảm theo.

 Lợi nhuận: do có sự biến đổi doanh thu và chi phí nên dẫn đến lợi nhuận cũng có sự biến động. Năm 2011, Công ty kinh doanh có hiệu quả nên có lợi nhuận trước thuế là 151 triệu đồng; năm 2012, Công ty bị lỗ 4.607 triệu đồng do doanh thu giảm mà chi phí vẫn cao, năm 2013, tuy doanh thu giảm nhưng Công ty cũng có những chính sách cắt giảm chi phí và các khoản chi phí đầu tư xây dựng kho bể, cửa hàng xăng dầu đã hoàn tất nên tổng chi phí năm 2013 giảm giúp Công ty có lợi nhuận trước thuế là 2.995 triệu đồng. Petrolimex là doanh nghiệp chủ đạo trong kinh doanh xăng dầu của cả nước. Song song với việc kinh doanh, Petrolimex còn làm công tác chính trị. Trong 2 năm 2011, 2012 thực hiện chủ trương của Nhà nước kìm chế lạm phát, không được tăng giá xăng dầu quá cao nên kết quả hoạt động trong 2 năm này giảm, đặc biệt năm 2012 lợi nhuận bị âm.

Để tìm hiểu Công ty lãi hay lỗ bao nhiêu trong 3 năm ta xem xét lợi nhuận sau thuế của Công ty. Cụ thể năm 2011, Công ty có lợi nhuận trước thuế là 151 triệu đồng nhưng đã đóng thuế đến 441 triệu đồng do đó Công ty bị lỗ 290 triệu đồng; năm 2012 Công ty đã đóng thuế 2 triệu đồng mà trong kinh doanh lại bị lỗ 4.607 triệu đồng nên lợi nhuận sau thuế Công ty bị lỗ 4.609 triệu đồng; năm 2013, lợi nhuận sau thuế là 2.995 triệu đồng. Nguyên nhân, do thuế thu nhập doanh nghiệp các chi nhánh đã đóng tại địa phương và đưa về Công ty tổng hợp lại, trong đó chi nhánh Bạc Liêu kinh doanh hiệu quả có lãi nhiều nên đã đóng thuế cao, các chi nhánh còn lại kinh doanh kém hiệu quả lợi nhuận ít hoặc bị lỗnên đóng thuế ít hoặc không đóng thuế, do đó thuế thu nhập tại các chi nhánh khác nhau. Khi Công ty tổng hợp lại thì dẫn đến lợi nhuận của Công ty thấp nhưng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp lại cao như năm 2011, 2012 và số tiền thuế đã đóng dư sẽ được giảm trừ, hoàn tiền lại vào các năm sau; do năm 2012 Công ty bị lỗ nên sẽ được chuyển lỗ vào các năm sau để trừ vào thu nhập tính thuế nên năm 2013 mặc dù Công ty có lợi nhuận trước thuế là 2.995 triệu đồng nhưng không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 35 - 38)