Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo giá trị

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 45 - 49)

Để đánh giá hoạt động tiêu thụ ngoài phân tích số lượng tiêu thụ, ta cũng cần phân tích đến mặt giá trị của sản phẩmđó là doanh thu bán hàng.

Bảng 4.6: Giá bán bình quân các sản phẩm từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m3 Sản phẩm Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Xăng 16,78 18,34 20,03 1,56 9,30 1,69 9,21 Dầu hỏa 16,80 18,44 18,49 1,64 9,76 0,05 0,27 Diesel 16,60 17,97 19,04 1,37 8,25 1,07 5,95 Mazut 14,18 15,25 14,86 1,07 7,55 -0,39 -2,56

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy giá các mặt mặt hàng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm.

Đối với sản phẩm xăng giá liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 giá 18,34 triệu/m3 tăng 1,56 triệu/m3 tương ứng 9,30% so với năm 2011. Sang

năm 2013 giá xăng tiếp tục tăng lên 20,03 triệu/m3 tăng 1,69 triệu/m3 tương đương tăng 9,21% so với năm 2012.

Tượng tự đối với dầu hỏa giá cũng tăng, năm 2012 giá tăng 1,64 triệu/m3 tương ứng với 9,76% so với năm 2011. Năm 2013 giá dầu hỏa tăng 0,05 triệu/m3 tương ứng với 0,27% so với năm 2012.

Cùng với sự tăng giá của xăng và dầu hỏa, mặt hàng diesel cũng tăng giá qua các năm. Năm 2012 giá là 17,97 triệu/m3 tăng 1,37 triệu/m3 tương ứng 8,25% so với năm 2011. Năm 2013 giá diesel tiếp tục tăng 1,07 triệu/m3tương ứng 5,95% so với năm 2012.

Đối với mặt hàng mazut có một số biến động giá qua 3 năm. Năm 2012 giá là 15,25 triệu/tấn tăng 1,07 triệu/tấn tương ứng 7,55% so với năm 2011. Sang năm 2013 giá là 14,86 triệu/tấn giảm 0,39 triệu/tấn tương ứng với 2,56% so với năm 2012.

Nguyên nhân tăng giảm giá của các mặt là do ảnh hưởng của nền kinh tế và sự tăng giảm giá của thị trường xăng dầu trên thế giới(3 tháng đầu của năm 2011 giá dầu thế giới tăng mạnh trong 3 tháng này từ mức 90 USD/thùng lên khoảng 112 USD/thùng; từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 giá dầu thế giới giảm liên tiếp từ 112 USD/thùng xuống còn khoảng 85 USD/thùng, sau đó giá dầu tăng trở lại về mức khoảng 100 USD/thùng; đến tháng 3 năm 2012 giá dầu tăng lên 110 USD/thùng, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012 giá giảm xuống 107 USD/thùng, tháng 6 năm 2012 giá giảm xuống 82,02 USD/thùng đến tháng 8 năm 2012 giá tăng 94,17 USD/thùng, tháng 12 năm 2012 giá giảm 87,73 USD/thùng; sang tháng 1 năm 2013 giá tăng 93,12 USD/thùng đến tháng 5 năm 2013 giá giảm 91,03 USD/thùng, tháng 8 năm 2013 giá tăng lên 108,80 USD/thùng đến tháng 10 năm 2013 giá giảm 96,38 USD/thùng), cũng như các nước lân cận trong khu vực, do sản phẩm của Công ty nhập từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, mà nguồn hàng của Tập đoàn chủ yếu là nhập khẩu; Công ty bán giá do Tập đoàn quy định; một phần cũng là do chính sách về giá của Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; giá xăng dầu trong nước có những biến động cụ thể năm 2011 có 2 lần tăng giá và 3 lần giảm giá, năm 2012 có 6 lần tăng giá và 6 lần giảm giá, năm 2013 có 5 lần tăng giá và 6 lần giảm giá.

Để tìm hiểu doanh thu của Công ty ta xem xét bảng số liệu 4.7 từ đó có những đánh giá sơ bộ về doanh thu của Công ty.

Bảng 4.7: Tổng doanh thu từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DTBH 6.821.952 6.594.825 4.825.607 -227.127 -3,33 -1.769.218 -26,83 CCDV 52.706 56.245 69.460 3.539 6,71 13.215 23,50 DTTC 1.145 1.084 1.991 -61 -5,33 907 83,67 TN khác 4.131 3.516 3.284 -615 -14,89 -232 -6,60 Tổng 6.879.934 6.655.670 4.900.342 -224.264 -3,26 -1.755.328 -26,37

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - DTBH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- DTTC: doanh thu tài chính.

- TN khác: thu nhập khác.

Qua bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy tổng doanh thu của Công ty giảm qua các năm. Năm 2012 doanh thu là 6.655.670 triệu đồng giảm 224.264 triệu đồng tương ứng với 3,26% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh thu là 4.900.342 triệu đồng giảm 1.755.328 triệu đồng tương ứng với 26,37% so với năm 2012. Trong đó có các biến động doanh thu như sau:

Đối với DTBH năm 2012 là 6.594.825 triệu đồng giảm 227.127 triệu đồng tương ứng với 3,33% so với năm 2011; năm 2013 DTBH là 4.825.067 triệu đồng giảm 1.769.218 triệu đồng tương ứng với 26,83% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm doanh thu là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm. Năm 2013 doanh thu bán hàng giảm nhiều 26,83% là do một số khách hàng Campuchia không mua hàng từ Công ty nên số lượng tiêu thụ giảm.

Đối với doanh thu tài chính năm 2012 là 1.084 triệu đồng giảm 61 triệu đồng tương ứng với 5,33% so với năm 2011; năm 2013 doanh thu tài chính là 1.991 triệu đồng tăng 907 triệu đồng tương ứng với 83,67% so với năm 2012. Doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi bán hàng trả chậm. Năm 2012 doanh thu tài chính giảm nguyên nhân do lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm, do Công ty đầu tư vốn vào xây dựng và sửa chữa các cửa hàng xăng dầu, kho bãi nên giảm lượng đầu tư tài chính trong năm 2012. Sang năm 2013 doanh thu tài chính tăng do việc đầu tư xây dựng đã hoàn tất nên 2013 Công ty có đầu tư vào tài chính và lãi bán hàng trả chậm trong năm của Công ty cũng cao.

Đối với các loại thu nhập khác thì giảm qua các năm. Năm 2012 thu nhập khác là 3.516 triệu đồng giảm 615 triệu đồng tương ứng với 14,89% so

với năm 2011. Sang năm 2013 là 3.284 triệu đồng giảm 232 triệu đồng tương ứng với 6,60 % so với năm 2012.

Bảng 4.8: Cơ cấu doanh thu từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DTBH 6.821.952 99,16 6.594.825 99,09 4.825.607 98,47 CCDV 52.706 0,77 56.245 0,85 69.460 1,42 DTTC 1.145 0,02 1.084 0,02 1.991 0,04 TN khác 4.131 0,06 3.516 0,05 3.284 0,07 Tổng 6.879.934 100,00 6.655.670 100,00 4.900.342 100,00

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - DTBH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- DTTC: doanh thu tài chính.

- TN khác: thu nhập khác.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy DTBH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Cụ thể năm 2011 DTBH chiếm tỷ trọng 99,16% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng thấp nhất với 0,02% và thu nhập khác chiếm 0,06%. Năm 2012 thì DTBH chiếm tỷ trọng 99,09% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng thấp với 0,02% và thu nhập khác là 0,05%. Năm 2013 DTBH chiếm tỷ trọng 98,47% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm vẫn chiếm tỷ trọng thấp với 0,04% và thu nhập khác 0,07%. Nguyên nhân, do là Công ty thương mại nên Công ty chỉ tập trung cho hoạt động mua bán nên DTBH chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty, từ đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty.

Bảng 4.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực Tế Kế hoạch Thực tế Xăng 3.560.800 2.745.198 3.150.137 2.928.202 3.261.214 2.477.829 Dầu hỏa 127.663 118.438 136.444 83.588 85.454 62.176 Diesel 3.319.685 3.012.859 3.425.161 2.730.551 2.950.175 1.715.385 Mazut 985.893 945.457 1.067.409 852.484 847.227 570.217 Tổng 7.994.041 6.821.952 7.779.151 6.594.825 7.144.070 4.825.607 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung (%) 85,34 84,78 67,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm qua việc thực hiện kế hoạch mục tiêu của trong tiêu thụ của Công ty không được tốt. Cụ thể năm 2011 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 85,34%, qua đó cho thấy doanh thu thực tế giảm 14,66% so với kế hoạch. Năm 2012 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 84,78%, doanh thu thực tế giảm 15,22% so với kế hoạch. Năm 2013 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 67,55%, doanh thu thực tế giảm 32,45%. Nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch do sự bất ổn của nền kinh tế, sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là sự cạnh tranh về giá, giá bán của Công ty do Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đưa ra nên Công ty không thể chủ động trước sự cạnh tranh của đối thủ. Một số khách hàng từ Campuchia đã không nhận sản phẩm của Công ty và do sự cạnh tranh với giá ưu đãi hơn nên một số khách hàng đã chuyển sang mua hàng từ các đối thủ cạnh tranh của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 45 - 49)