PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 41)

4.2.1 Phân tích hoạt động tiêu thụ theo số lượng

Khi nói đến mặt số lượng tiêu thụ chính là nói đến việc xem xét chi tiết từng mặt hàng kinh doanh tại Công ty, từ đó nhận thấy mặt hàng nào bán chạy nhất, mặt hàng nào bán kém chưa đạt yêu cầu, để từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng nhằm có những biện pháp khắc phục kịp thời. Trước hết ta xerm xét về tình hình tiêu thụ của các sản phẩm của Công ty với các số liệu như tồn kho đầu kỳ, số lượng hàng nhập vào trong kỳ và số lượng hàng xuất tiêu thụ trong kỳ. Số lượng tiêu thụ được thể hiện qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Cân đối nhập - xuất - tồn kho sản phẩm từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: m3

Sản phẩm

Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất tiêu thụ trong kỳ Tồn kho cuối kỳ

2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Xăng 54.032 54.632 55.077 162.984 159.179 123.142 163.584 159.624 123.696 54.632 55.077 55.631 Dầu hỏa 725 730 740 7.042 4.521 3.346 7.047 4.531 3.363 730 740 757 Diesel 38.420 38.689 39.017 181.259 151.580 89.648 181.528 151.908 90.099 38.689 39.017 39.468 Mazut 1.130 1.155 1.188 66.636 55.863 38.337 66.661 55.896 38.385 1.155 1.188 1.236 Tổng 94.307 95.206 95.992 417.921 371.143 254.473 418.820 371.959 255.543 95.206 96.022 97.092

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy được tình hình xuất - nhập - tồn kho của Công ty tương đối hiệu quả. Vì Công ty có lượng hàng tồn kho nhằm đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp cho khách hàng, đảm bảo không bị thiếu hàng trong quá trình kinh doanh. Tuy vậy, Công ty cũng đã thấy được những khó khăn của nền kinh tế và sự biến động giá liên tục nên lượng nhập trong kỳ cũng không quá cao nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm giúp Công ty duy trì hoạt động tốt. Bên cạnh đó, để đánh giá hoạt động của Công ty ta sẽ tìm hiểu tình hình biến động của khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua bảng 4.3. Bảng 4.3: Sự biến động khối lượng tiêu thụ sản phẩm từ năm 2011 – 2013 tại

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: m3 Sản phẩm Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xăng 163.584 159.624 123.696 -3.960 -2,42 -35.928 -22,51 Dầu hỏa 7.047 4.531 3.363 -2.516 -35,70 -1.168 -25,78 Diesel 181.528 151.908 90.099 -29.620 -16,32 -61.809 -40,69 Mazut 66.661 55.896 38.385 -10.765 -16,15 -17.511 -31,33 Tổng 418.820 371.959 255.543 -46.861 -11,19 -116.416 -31,30

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Nhìn chung, tổng sản lượng tiêu thụ qua 3 năm đều giảm, năm sau giảm hơn năm trước. Năm 2012, sản lượng giảm 46.861 m3tương đương 11,19% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2013, sản lượng tiêu thụ lại giảm mạnh 116.416 m3 tương đương 31,30% so với năm 2012. Riêng các mặt hàng tiêu thụ qua 3 năm cũng đều giảm.

Trong đó, mặt hàng xăng có sản lượng giảm nhẹ qua các năm. Sản lượng năm 2012 là 159.624 m3 giảm 3.960 m3, tức giảm 2,42% so với năm 2011. Còn năm 2013 là 123.696 m3 giảm 35.928 m3, tương ứng 22,51% so với năm 2012. Tốc độ giảm sản lượng tiêu thụ xăng qua các năm cũng là một phần làm giảm doanh thu của Công ty. Nguyên nhân, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt dù nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm này là thiết yếu nhưng do những khó khăn về kinh tế, nên người tiêu dùng đã giảm chi tiêu đối với sản phẩm này.

Đối với dầu hỏa, sản lượng năm 2012 là 4.531 m3 giảm 2.516 m3, tương đương 35,70% so với năm 2011. Sang năm 2013, mặt hàng này tiếp tục giảm 1.168 m3tương đương 25,78% so với năm 2012. Điều này cho thấy mặt hàng dầu hỏa cũng đang có chiều hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân, do người

tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thay thế từ than,điện an toàn và tiết kiệm hơn nên sản lượng tiêu thụ đối với mặt hàng này giảm.

Cùng với chiều hướng giảm sản lượng của mặt hàng xăng và dầu hỏa, sản lượng năm 2012 của mặt hàng diesel là 151.980 m3, giảm 29.620 m3, tướng ứng 16,32% so với năm 2011. Đến năm 2013, sản lượng của mặt hàng này lại tiếp tục giảm mạnh 61.089 m3tương đương 40,69% so với năm 2012. Nguyên nhân, do một số khách hàng hộ công nghiệp đã chuyển sang mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã xuất bán sang thị trường Campuchia giảm một lượng đáng kể do một số khách hàng đã mua hàng trực tiếp từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và các khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm đốt lò thay thế khác thì mặt hàng mazut cũng có sản lượng tiêu thụ giảm. Năm 2012 sản lượng là 66.661 m3, giảm 10.765 m3 tương ứng với 16,15% so với năm 2011. Sang năm 2013 sản lượng tiêu thụ tiếp tục giảm 17.511 m3tương ứng với 31,33% so với năm 2012.

Để đánh giá kết quả tiêu thụ chúng ta xem xét số lượng tiêu thụ thực tế so với kế hoạch mà Công ty đã đề ra qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Số lượng tiêu thụ kế hoạch và thực tế từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: m3

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Xăng 212.205 163.584 171.763 159.624 164.413 123.696

Dầu hỏa 7.599 7.047 7.399 4.531 4.667 3.363

Diesel 199.981 181.528 190.604 151.908 156.465 90.099 Mazut 69.527 66.661 69.994 55.896 57.573 38.385 Tổng 489.312 418.820 439.761 371.959 383.118 255.543

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu ta thấy, Công ty đã không đạt được các chỉ tiêu tiêu thụ sản phẩm đã đề ra. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm không đạt mục tiêu đã đề ra ngoài các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thụ đã phân tích ở trên còn có nguyên nhân: ảnh hưởng của nền kinh tế, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, giá cả sản phẩm liên tục tăng qua các năm khiến lượng khách hàng giảm. Để có thể hiểu rõ hơn kết quả tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch như thế nào chúng ta xem xét ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Tốc độ tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch từ 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: %

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Xăng 77,09 92,93 75,97

Dầu hỏa 92,74 61,24 72,77

Diesel 90,77 79,70 58,15

Mazut 95,88 79,86 67,33

Nguồn: Số liệu tác giả tính toán dựa trên số liệu Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2014

Nhìn chung, tốc độ tiêu thụ của các mặt hàng có sự tăng giảm không ổn định. Đa số các mặt hàng tiêu thụ giảm qua các năm, trừ mặt hàng xăng năm 2012 có tăng tuy nhiên sau đó tiếp tục giảm vào năm 2013. Nguyên nhân của việc tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm do sự canh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành, cùng vớiđó là nền kinh tế gặp khó khăn nên khách hàng tìm cách giảm chi phí. Điều này cho thấy Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, đòi hỏi Công ty cần phải có những thay đổi, cũng như đưa ra những chiến lược phù hợp.

4.2.2 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo giá trị

Để đánh giá hoạt động tiêu thụ ngoài phân tích số lượng tiêu thụ, ta cũng cần phân tích đến mặt giá trị của sản phẩmđó là doanh thu bán hàng.

Bảng 4.6: Giá bán bình quân các sản phẩm từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m3 Sản phẩm Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Xăng 16,78 18,34 20,03 1,56 9,30 1,69 9,21 Dầu hỏa 16,80 18,44 18,49 1,64 9,76 0,05 0,27 Diesel 16,60 17,97 19,04 1,37 8,25 1,07 5,95 Mazut 14,18 15,25 14,86 1,07 7,55 -0,39 -2,56

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy giá các mặt mặt hàng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm.

Đối với sản phẩm xăng giá liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 giá 18,34 triệu/m3 tăng 1,56 triệu/m3 tương ứng 9,30% so với năm 2011. Sang

năm 2013 giá xăng tiếp tục tăng lên 20,03 triệu/m3 tăng 1,69 triệu/m3 tương đương tăng 9,21% so với năm 2012.

Tượng tự đối với dầu hỏa giá cũng tăng, năm 2012 giá tăng 1,64 triệu/m3 tương ứng với 9,76% so với năm 2011. Năm 2013 giá dầu hỏa tăng 0,05 triệu/m3 tương ứng với 0,27% so với năm 2012.

Cùng với sự tăng giá của xăng và dầu hỏa, mặt hàng diesel cũng tăng giá qua các năm. Năm 2012 giá là 17,97 triệu/m3 tăng 1,37 triệu/m3 tương ứng 8,25% so với năm 2011. Năm 2013 giá diesel tiếp tục tăng 1,07 triệu/m3tương ứng 5,95% so với năm 2012.

Đối với mặt hàng mazut có một số biến động giá qua 3 năm. Năm 2012 giá là 15,25 triệu/tấn tăng 1,07 triệu/tấn tương ứng 7,55% so với năm 2011. Sang năm 2013 giá là 14,86 triệu/tấn giảm 0,39 triệu/tấn tương ứng với 2,56% so với năm 2012.

Nguyên nhân tăng giảm giá của các mặt là do ảnh hưởng của nền kinh tế và sự tăng giảm giá của thị trường xăng dầu trên thế giới(3 tháng đầu của năm 2011 giá dầu thế giới tăng mạnh trong 3 tháng này từ mức 90 USD/thùng lên khoảng 112 USD/thùng; từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 giá dầu thế giới giảm liên tiếp từ 112 USD/thùng xuống còn khoảng 85 USD/thùng, sau đó giá dầu tăng trở lại về mức khoảng 100 USD/thùng; đến tháng 3 năm 2012 giá dầu tăng lên 110 USD/thùng, từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012 giá giảm xuống 107 USD/thùng, tháng 6 năm 2012 giá giảm xuống 82,02 USD/thùng đến tháng 8 năm 2012 giá tăng 94,17 USD/thùng, tháng 12 năm 2012 giá giảm 87,73 USD/thùng; sang tháng 1 năm 2013 giá tăng 93,12 USD/thùng đến tháng 5 năm 2013 giá giảm 91,03 USD/thùng, tháng 8 năm 2013 giá tăng lên 108,80 USD/thùng đến tháng 10 năm 2013 giá giảm 96,38 USD/thùng), cũng như các nước lân cận trong khu vực, do sản phẩm của Công ty nhập từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, mà nguồn hàng của Tập đoàn chủ yếu là nhập khẩu; Công ty bán giá do Tập đoàn quy định; một phần cũng là do chính sách về giá của Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; giá xăng dầu trong nước có những biến động cụ thể năm 2011 có 2 lần tăng giá và 3 lần giảm giá, năm 2012 có 6 lần tăng giá và 6 lần giảm giá, năm 2013 có 5 lần tăng giá và 6 lần giảm giá.

Để tìm hiểu doanh thu của Công ty ta xem xét bảng số liệu 4.7 từ đó có những đánh giá sơ bộ về doanh thu của Công ty.

Bảng 4.7: Tổng doanh thu từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DTBH 6.821.952 6.594.825 4.825.607 -227.127 -3,33 -1.769.218 -26,83 CCDV 52.706 56.245 69.460 3.539 6,71 13.215 23,50 DTTC 1.145 1.084 1.991 -61 -5,33 907 83,67 TN khác 4.131 3.516 3.284 -615 -14,89 -232 -6,60 Tổng 6.879.934 6.655.670 4.900.342 -224.264 -3,26 -1.755.328 -26,37

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - DTBH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- DTTC: doanh thu tài chính.

- TN khác: thu nhập khác.

Qua bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy tổng doanh thu của Công ty giảm qua các năm. Năm 2012 doanh thu là 6.655.670 triệu đồng giảm 224.264 triệu đồng tương ứng với 3,26% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh thu là 4.900.342 triệu đồng giảm 1.755.328 triệu đồng tương ứng với 26,37% so với năm 2012. Trong đó có các biến động doanh thu như sau:

Đối với DTBH năm 2012 là 6.594.825 triệu đồng giảm 227.127 triệu đồng tương ứng với 3,33% so với năm 2011; năm 2013 DTBH là 4.825.067 triệu đồng giảm 1.769.218 triệu đồng tương ứng với 26,83% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm doanh thu là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm. Năm 2013 doanh thu bán hàng giảm nhiều 26,83% là do một số khách hàng Campuchia không mua hàng từ Công ty nên số lượng tiêu thụ giảm.

Đối với doanh thu tài chính năm 2012 là 1.084 triệu đồng giảm 61 triệu đồng tương ứng với 5,33% so với năm 2011; năm 2013 doanh thu tài chính là 1.991 triệu đồng tăng 907 triệu đồng tương ứng với 83,67% so với năm 2012. Doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi bán hàng trả chậm. Năm 2012 doanh thu tài chính giảm nguyên nhân do lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm, do Công ty đầu tư vốn vào xây dựng và sửa chữa các cửa hàng xăng dầu, kho bãi nên giảm lượng đầu tư tài chính trong năm 2012. Sang năm 2013 doanh thu tài chính tăng do việc đầu tư xây dựng đã hoàn tất nên 2013 Công ty có đầu tư vào tài chính và lãi bán hàng trả chậm trong năm của Công ty cũng cao.

Đối với các loại thu nhập khác thì giảm qua các năm. Năm 2012 thu nhập khác là 3.516 triệu đồng giảm 615 triệu đồng tương ứng với 14,89% so

với năm 2011. Sang năm 2013 là 3.284 triệu đồng giảm 232 triệu đồng tương ứng với 6,60 % so với năm 2012.

Bảng 4.8: Cơ cấu doanh thu từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DTBH 6.821.952 99,16 6.594.825 99,09 4.825.607 98,47 CCDV 52.706 0,77 56.245 0,85 69.460 1,42 DTTC 1.145 0,02 1.084 0,02 1.991 0,04 TN khác 4.131 0,06 3.516 0,05 3.284 0,07 Tổng 6.879.934 100,00 6.655.670 100,00 4.900.342 100,00

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - DTBH & CCDV: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- DTTC: doanh thu tài chính.

- TN khác: thu nhập khác.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy DTBH chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Cụ thể năm 2011 DTBH chiếm tỷ trọng 99,16% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng thấp nhất với 0,02% và thu nhập khác chiếm 0,06%. Năm 2012 thì DTBH chiếm tỷ trọng 99,09% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm tỷ trọng thấp với 0,02% và thu nhập khác là 0,05%. Năm 2013 DTBH chiếm tỷ trọng 98,47% trong tổng doanh thu, doanh thu tài chính chiếm vẫn chiếm tỷ trọng thấp với 0,04% và thu nhập khác 0,07%. Nguyên nhân, do là Công ty thương mại nên Công ty chỉ tập trung cho hoạt động mua bán nên DTBH chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty, từ đó cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty.

Bảng 4.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ chung từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực Tế Kế hoạch Thực tế Xăng 3.560.800 2.745.198 3.150.137 2.928.202 3.261.214 2.477.829 Dầu hỏa 127.663 118.438 136.444 83.588 85.454 62.176 Diesel 3.319.685 3.012.859 3.425.161 2.730.551 2.950.175 1.715.385 Mazut 985.893 945.457 1.067.409 852.484 847.227 570.217 Tổng 7.994.041 6.821.952 7.779.151 6.594.825 7.144.070 4.825.607 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chung (%) 85,34 84,78 67,55

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm qua việc thực hiện kế hoạch mục

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)