PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 79 - 83)

THỤ SẢN PHẨM

4.3.1 Yếu tố chủ quan

* Tình hình cung cấp

Xăng dầu là mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu từ bên ngoài, hiện nước ta có các đầu mối nhập khẩu và cung ứng xăng dầu lớn cho thị trường là Petrolimex, Saigon petro, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, PV Oil và Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không (Vinapco).

Cụ thể, “Năm 2013 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đầu mối nhập khẩu chủ lực với 5,18 triệu m3, tấn chiếm 57,6%. Trong đó có 2,54 triệu m3 xăng, 2,33 triệu m3 diesel, 290.000 tấn dầu mazut và 20.000 m3 dầu hỏa. Tiếp theo là Công ty Dầu khí Việt Nam (PV Oil) nhập 230.000 m3 xăng, 720.000 m3 diesel và 50.000 tấn dầu mazut. Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) nhập 255 m3 xăng,

275.000m3 diesel và 6.000 m3 dầu hỏa. Công ty TNHH một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex) là 90.000 m3 xăng, 365.000 m3 diesel và 60.000 tấn mazut”1. Do đó nguồn cung cấp của Công ty luôn được đảm bảo về số lượng cũng như là chất lượng từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

* Giá bán:

Trong kinh doanh giá bán là một nhân tố tạo nên doanh thu của Công ty. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty là mặt hàng thiết yếu, nó cần thiết cho nhu cầu của người tiêu dùng cá nhân cũng như của tổ chức; và cũng là mặt hàng đặt biệt chịu sự quản lý của Nhà nhước về giá. Vì giá xăng dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nhà nước ban hành mức giá

1

http://vneconomy.vn/20130107052921325P0C19/petrolimex-chiem-hon-57-han-muc-nhap- khau-xang-dau.htm Petrolimex chiếm hơn 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu 18:12 (GMT+7) - Thứ Hai, 7/1/2013

trần xăng dầu và các công ty định mức giá bán khác nhau theo các phương thức bán hàng khác nhau mà không vượt mức giá mà Nhà nước ban hành. Từ đó tạo nên sự cạnh tranh không chênh lệch quá cao về giá giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên thị trường. Trong những năm gần đây thị trường xăng dầu có nhiều biến động mạnh, giá xăng dầu liên tục tăng kéo theo giá các loại hàng khác tăng theo, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Nguyên nhân làm giá xăng dầu tăng giá là do sự biến động giá xăng dầu thế giới tác động vào giá xăng dầu trong nước bởi vì Việt Nam là nước nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhà máy lọc dầu Dung Quốc đã chính thức đưa vào hoạt động ngày 22/02/2009 nhưng chỉ đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước nên phần lớn vẫn phụ thộc vào nhập khẩu xăng dầu.

* Chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:

Từ nhiều năm nay người tiêu dùng xăng dầu đã quen thuộc với thương hiệu Petrolimex của hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Bất kể cửa hàng nào có gắn chữ P ở trước bảng hiệu điều khiến khách hàng an tâm khi vào mua. Có được uy tín đó là nhờ một quá trình đấu tranh vất vả trong quản lý xăng dầu.

Trước đây do điều kiện kỹ thuật của nước ta còn hạn chế chưa tiên tiến bằng các nước khác nên nguồn nhiên liệu dưới dạng thô để xuất bán ra nước ngoài và nhập về nguồn nguyên liệu đã qua chế biến. Do vậy cũng gặp không ít khó khăn trong việc nhập khẩu xăng dầu. Hiện nay, nhà máy lọc dầu Dung Quốc đi vào hoạt động đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu trong nước. Tuy vậy vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu. Chất lượng các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu và lưu thông trên thị trường nội địa được Nhà nước

quản lý hết sức nghiêm ngặt. Các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát là Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (Bộ Khoa học- Công nghệ) căn cứ theo các tiêu chuẩn Việt Nam.

Tình hình quản lý và kiểm tra chất lượng của Công ty: với mục tiêu lấy khách hàng là trung tâm, việc đảm bảo chất lượng xăng dầu phân phối ra thị trường là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và là một trong những tiêu chí quan trọng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nói chung và Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ nói riêng. Vì vậy, hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm của Công ty được kiểm tra rất nghiêm ngặt trong tất cả các khâu. Để kiểm tra chất lượng xăng dầu một cách đồng bộ và đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành, phòng quản lý kỹ thuật của Công ty được sự phân công của lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý chất lượng từ đầu nhập, tồn chứa đến xuất ra tại các kho của Công ty. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng xăng dầu cung ứng ra thị trường Công ty thường xuyên kiểm tra đột xuất tại các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của Công ty nhằm đảm bảo chất lượng bán ra thị trường, các TCCS được quy định trong bảng sau:

Bảng 4.30: Tiêu chuẩn của các sản phẩm kinh doanh tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

STT Sản phẩm Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 1 Xăng không chì TCCS 01:2009/Petrolimex 2 Dầu hỏa dân dụng TCCS 02:2009/Petrolimex 3 Dầu diesel các loại TCCS 03:2009/Petrolimex 4 Nhiên liệu đốt lò TCCS 04:2009/Petrolimex

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộnăm 2013

* Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán

 Đối với bán cho khách hàng bán buôn, tổng đại lý, đại lý.

Phương thức nhận hàng trước thanh toán sau với định mức nợ tối đa trong mọi thời điểm là trị giá toàn bộ sản lượng bên mua đã nhận nhưng chưa thanh toán cho Công ty.

Trường hợp bên mua nhận không vượt quá định mức nợ: thì bên mua thanh toán dứt điểm số tiền trên hóa đơn chậm nhất không quá 5 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn;

Trường hợp chưa đến thời hạn thanh toán nhưng lượng hàng bên mua nhận đến định mức nợ thì bên mua thanh toán ngay phần giá trị tiền hàng vượt định mức nợ trên.

Hình thức thanh toán: thứ nhất thanh toán bằng tiền mặt tại cửa hàng của Công ty. Cửa hàng của Công ty sẽ lập phiếu thu tiền cho bên mua hàng. Phiếu thu hợp lệ là phiếu thu có đầy đủ chữ ký, được đóng dấu của cửa hàng của Công ty và được người nộp tiền của bên mua ký đồng thời ghi rõ họ tên. Phía Công ty sẽ không chịu trách nhiệm đối với số tiền bên mua đã nộp tại cửa hàng của Công ty mà không có phiếu thu hoặc phiếu thu không hợp lệ. Thứ hai là thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng.

 Tình hình chiêu thị của Công ty

Quảng cáo: công tác quản cáo trên báo, tạp chí, ti vi chưa được trú trọng và đầu tư đúng mức, Công ty chủ yếu trang bị bảng hiệu tên Công ty, hộp đèn, biểu tượng logo Petrolimex mang hình chữ P (màu cam nổi bật trên nền xanh) và bảng giá tại các điểm bán lẻ thuộc hệ thống Công ty.

Tuyên truyền quan hệ công chúng: hàng năm Công ty đều tổ chức hội nghị khách hàng và thăm hỏi khách hàng theo định kỳ gồm các nhà phân phối chính như: khách hàng hộ công nghiệp, tổng đại lý, đại lý. Từ đó Công ty có dịp nhận được ý kiến đóng góp trực tiếp về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Tuy nhiên Công ty vẫn chưa quan tâm nhiều đến đối tượng khách hàng là người mua lẻ.

* Tổ chức quá trình tiêu thụ của Công ty: sau khi nhập khẩu xăng dầu về, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phân phối lại cho các công ty trực thuộc Tập đoàn ở từng khu vực: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Đối với Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ thì nguồn hàng sau khi nhập về từ Tập đoàn bằng tàu sẽ chuyển về kho. Từ kho sẽ xuất vận chuyển cho các chi nhánh của Công ty, các đại lý, cửa hàng. Trong quá trình vận chuyển Công ty luôn trú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng để sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ sẽ đúng chất lượng theo quy định của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Quá trình tiêu thụ được thể hiện qua hình

Tập đoàn Xăng

dầu Việt Nam Công ty xăng dầu

Tây Nam Bộ Các chinh nhánh, đại lý, cửa hàng Người tiêu dùng Nhập khẩu xăng dầu Vận chuyển đến kho Phân phối Bán ra

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2013

Hình 4.14: Sơ đồ tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

4.3.2 Yếu tố khách quan

* Các yếu tố thuộc về Nhà nước:

Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn các doanh nghiệp nước ngoài có thể giao lưu buôn bán kinh doanh tự do theo pháp luật.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty như: chính sách thuế, chính sách giá, chính sách về tiền lương của công nhân viên và sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nước để nền kinh tế ngày càng phát triển. Trong đó đặc biệt là chính sách giá, bởi vì giá tăng giảm có ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty và xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến các ngành khác trong nền kinh tế nên Nhà nước cần phải xem xét, điều chỉnh trước khi ban hành mức giá trần ra thị trường.

* Các yếu tố thuộc về khách hàng:

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh có hiệu quả trên thị trường thì cần phải quan tâm đến khách hàng. Bởi vì muốn bán được sản phẩm của mình thì cần phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó, cũng như những đánh giá của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Tuy rằng xăng dầu là một sản phẩm cần thiết trong đời sống hàng nhưng người tiêu dùng vẫn quan tâm đến giá cả và chất lượng, vì hiện nay trên thị trường có nhiều đầu mối kinh doanh xăng dầu khác nhau nên khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhằm tạo được lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm. Công ty luôn chú trọng đến việc tạo lòng tin nơi khách hàng, hiện nay trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhận thấy được điều đó Công ty luôn quan tâm đảm bảo số lượng và chất lượng khi cung cấp cho người tiêu dùng. Chính vì thế, khách hàng luôn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 79 - 83)