Phân tích tình hình chi phí từ hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 70 - 76)

Trong kinh doanh việc phân tích chi phí là không thể thiếu, qua phân tích chi phí các doanh nghiệp mới biết được hoạt động của công ty có hiệu quả không, để từ đó có những chính sách tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mình, ta sẽ xem xét chi phí của Công ty qua bảng 4.22.

Bảng 4.22: Tổng chi phí từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) GVHB 6.788.726 6.561.469 4.797.774 -227.257 -3,35 -1.763.695 -26,88 Trong đó: GVHB xăng dầu 6.732.363 6.497.500 4.713.748 -234.863 -3,49 -1.783.752 -27,45 GVHB hóa dầu 27.088 28.653 40.382 1.565 5,78 11.729 40,93 GVHB khác 83.451 92.622 124.408 9.171 10,99 31.786 34,32 CPBH & QLDN 83.301 94.733 95.650 11.432 13,72 917 0,97 Trong đó: CPBH & QLDN xăng dầu 80.913 93.541 93.688 12.628 15,61 147 0,16 CPBH & QLDN hóa dầu 2.388 1.157 1.722 -1231 -51,55 565 48,83 CPBH & QLDN khác 4.776 2.349 3.684 -2427 -50,82 1.335 56,83 CPTC 5.526 3.585 3.183 -1941 -35,12 -402 -11,21 CP khác 2.230 490 740 -1740 -78,03 250 51,02 Tổng 6.879.783 6.660.277 4.897.347 -219.506 -3,19 -1.762.930 -26,47

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011 – 2013 Ghi chú: - GVHB: giá vốn hàng bán.

- CPBH & QLDN: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. - CPTC: chi phí tài chính.

- CP khác: chi phí khác.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí của Công ty giảm qua các năm. Năm 2012 tổng chi phí là 6.660.277 triệu đồng giảm 219.506 triệu đồng tương ứng với 3,19% so với năm 2011. Trong đó, GVHB năm 2012 là 6.561.469 triệu đồng giảm 227.257 triệu đồng tương ứng với 3,35 so với năm 2011; CPBH & QLDN năm 2012 là 94.733 triệu đồng tăng 11.432 triệu đồng tương ứng với 13,72% so với năm 2011; CPTC năm 2012 là 3.585 triệu đồng giảm 1.941 triệu đồng tương ứng với 35,12% so với năm 2011; chi phí khác năm 2012 là 490 triệu đồng giảm 1.740 triệu đồng tương ứng với 78,03% so với năm 2011.

Năm 2013 tổng chi phí là 4.897.347 triệu đồng giảm 1.762.930 triệu đồng tương ứng với 26,47% so với năm 2012. Trong đó, GVHB năm 2013 là 4.797.774 triệu đồng giảm 1.763.695 triệu đồng tương ứng với 26,88% so với năm 2012; CPBH & QLDN năm 2013 là 95.650 triệu đồng tăng 917 triệu đồng tương ứng với 0,97% so với năm 2012; CPTC năm 2013 là 3.183 triệu đồng giảm 402 triệu đồng tương ứng với 11,21% so với năm 2012; chi phí khác năm 2013 là 740 triệu đồng tăng 250 triệu đồng tương ứng với 51,02% so với năm 2012.

Nhìn chung chi phí của Công ty giảm qua các năm là điều tốt thể hiện hiện Công ty có những chính sách cắt giảm chi phí hiệu quả, nhưng trong đó CPBH & QLDN lại tăng nên Công ty cân phải xem xét và có những chính sách điều chỉnh hợp lý đối với loại chi phí này nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt đông kinh doanh cho Công ty.

Bảng 4.23: Giá vốn hàng bán các sản phẩm từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Sản phẩm Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Xăng 2,707.831 2.881.140 2.418.993 173.309 6,40 -462.147 -16,04 Dầu hỏa 117.161 82.588 60.702 -34.573 -29,51 -21.886 -26,50 Diesel 2.972.336 2.687.932 1.670.711 -284.404 -9,57 -1.017.221 -37,84 Mazut 935.035 845.840 563.342 -89.195 -9,54 -282.498 -33,40 Tổng 6.732.363 6.497.500 4.713.748 -234.863 -3,49 -1.783.752 -27,45

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng số liệu ta thấy được GVHB giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 GVHB giảm 234.863 triệu đồng tương ứng với 3,49% so với năm 2011; năm 2013 GVHB giảm 1.783.752 triệu đồng tương ứng với 27,45% so với năm 212.

Đối với mặt hàng xăng, năm 2012 GVHB là 2.881.140 triệu đồng tăng 173.309 triệu đồng tương đương 6,40% so với năm 2011. Năm 2013 GVHB là 2.418.993 triệu đồng giảm 462.147 triệu đồng tương ứng 16,04% so với năm 2012.

Mặt hàng dầu hỏa GVHB giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 82.588 triệu đồng giảm 34.573 triệu đồng tương ứng với 29,51% so với năm 2011.

Năm 2013 là 60.702 triệu đồng giảm 21.886 triệu đồng tương đương 26,50% so với năm 2012.

Mặt hàng diesel GVHB cũng giảm. Năm 2012 GVHB là 2.687.932 triệu đồng giảm 284.404 triệu đồng tương đương 9,57% so với năm 2011. Năm 2013 GVHB là 1.670.711 triệu đồng giảm 1.017.221 triệu đồng tương ứng với 37,84% so với năm 2012.

Cũng như các mặt hàng trên mặt hàng mazut cũng giảm. Năm 2012 là 845.840 triệu đồng giảm 89.195 triệu đồng tương ứng với 9,54% so với năm 2011. Năm 2013 là 563.342 triệu đồng giảm 282.498 triệu đồng tương ứng với 33,40% so với năm 2012.

Nhìn chung, GVHB biến động giảm qua các năm là đúng, vì sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giảm nên trong quá trình kinh doanh Công ty cũng đã nhập hàng về ít do đó GVHB của Công ty giảm.

Bảng 4.24: Chi phí hoạt động tiêu thụxăng dầu từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) GVHB 6.732.363 6.497.500 4.713.748 -234.863 -3,49 -1.783.752 -27,45 CPBH & QLDN 80.913 93.541 93.688 12.628 15,61 147 0,16 Tổng 6.813.276 6.591.041 4.807.436 -222.235 -3,26 -1.783.605 -27,06

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013 Ghi chú: - GVHB: giá vốn hàng bán.

- CPBH & QLDN: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình chí phí gồm GVHB và CPBH & QLDN có sự biến động ngược nhau. GVHB thì giảm liên tục qua 3 năm, còn CPBH & QLDN lại tăng qua các năm. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ của Công ty đang kém hiệu quả. Vì nếu GVHB giảm thì nó biểu hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng đang giảm dần, do đó hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang dần kém hiệu quả; trong khi đó thì CPBH & QLDN lại tăng qua các năm, đây là chi phí mà các doanh nghiệp đều muốn giảm để có thể tăng lợi nhuận. Do đó Công ty cần phải có những chính sách để giảm các nguồn CPBH & QLDN từ đó nâng cao hiệu quả tiêu thụ của Công ty.Lượng tăng giảm cụ thể năm 2012 GVHB là 6.497.500 triệu đồng giảm 234.863 triệu đồng tương ứng với 3,49% so với năm 2011, còn đối với CPBH & QLDN là 93.541 triệu

đồng tăng 12.628 triệu đồng tương ứng với 15,61% so với năm 2011; năm 2013 GVHB là 4.713.748 triệu đồng giảm 1.783.752 triệu đồng tương ứng với 27,45% so với năm 2012, CPBH & QLDN là 93.688 triệu đồng tăng 147 triệu đồng tương ứng với 0,16% so với năm 2012. Nguyên nhân CPBH & QLDN tăng qua 3 năm do giá các sản phẩm phục vụ cho bán hàng tăng và nền kinh tế khó khăn lượng khách hàng giảm, vì vậy Công ty đã đầu tư thêm chi phí đào tạo nhân viên bán hàng để nhằm giúp nhân viên có kỹ năng bán hàng tốt giúp duy trì ổn định lượng khách hàng.

Bảng 4.25: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo kênh phân phối từ năm 2011 – 2013 tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Bán buôn trực tiêp 6.192 3.892 6.973 -2.300 -37,14 3.081 79,16 Bán buôn cho tổng đại lý 5.578 9.774 9.076 4.196 75,22 -698 -7,14 Bán buôn cho đại lý 20.394 20.782 22.565 388 1,90 1.783 8,58 Bán lẻ 19.960 29.960 39.781 10.000 50,10 9.821 32,78 Bán tái xuất 28.789 29.133 15.293 344 1,19 -13.840 -47,51

Tổng 80.913 93.541 93.688 12.628 15,61 147 0,16

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Như đã phân tích ở trên CPBH & QLDN tăng từ năm 2011 – 2013. Chúng ta sẽ tìm hiểu mức độ tăng giảm như thế nào ở từng kênh phân phối qua bảng 4.25. Cụ thể:

Kênh bán buôn trực tiếp: năm 2012 CPBH & QLDN giảm 2.300 triệu đồng tương ứng với 37,14% so với năm 2011. Năm 2013 CPBH & QLDN tăng 3.081 triệu đồng tương ứng với 79,16% so với năm 2012.

Kênh bán buôn cho tổng đại lý: năm 2012 CPBH & QLDN tăng 4.196 triệu đồng tương ứng với 75,22% so với năm 2011. Năm 2013 CPBH & QLDN giảm 698 triệu đồng tương ứng với 7,14% so với năm 2012.

Kênh bán buôn cho đại lý: năm 2012 CPBH & QLDN tăng 388 triệu đồng tương ứng với 1,90% so với năm 2011. Năm 2013 CPBH & QLDN tăng 1.783 triệu đồng tương ứng với 8,58% so với năm 2012.

Kênh bán lẻ: năm 2012 CPBH & QLDN tăng 10.000 triệu đồng tượng ứng với 50,10% so với năm 2011. Năm 2013 CPBH & QLDN tăng 9.821 triệu đồng tương ứng với 32,78% so với năm 2012.

Kênh bán tái xuất: năm 2012 CPBH & QLDN tăng 344 triệu đồng tương ứng với 1,19% so với năm 2011. Năm 2013 CPBH &QLDN giảm 13.840 triệu đồng tương ứng với 47,51% so với năm 2012.

Nhìn chung, CPBH & QLDN của kênh bán lẻ và bán buôn cho tổng đại lý tăng do 2 kênh này có sô lượng tiêu thụ tăng nên chi phí vận chuyển, chi phí thuế, phí và lệ phí tăng; trong năm 2011 và 2012 Công ty có sự đầu tư xây dựng thêm cửa hàng xăng dầu nên chi phí đào tạo cho nhân viên bán hàng cũng tăng; ngoài ra Công ty cũng tiến hành sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho bán hàng như: sửa chữa các bảng hiệu xuống cấp, trang thiết bị phục vụ cho việc bán hàng tại các cửa hàng, đại lý. Ngược lại, CPBH & QLDN các kênh bán buôn, bán buôn cho tổng đại lý, bán tái xuất giảm do số lượng sản phẩm tiêu thụ trong các kênh này giảm do đó các chi phí vận chuyển giảm. Bảng 4.26: Cơ cấu CPBH & QLDN theo kênh phân phối từ năm 2011 – 2013

tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Bán buôn trực tiêp 6.192 7,65 3.892 4,16 6.973 7,44 Bán buôn cho tổng đại lý 5.578 6,89 9.774 10,45 9.076 9,69 Bán buôn cho đại lý 20.394 25,20 20.782 22,22 22.565 24,09

Bán lẻ 19.960 24,67 29.960 32,03 39.781 42,46

Bán tái xuất 28.789 35,58 29.133 31,14 15.293 16,32

Tổng 80.913 100,00 93.541 100,00 93.688 100,00

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, 2011-2013

Qua bảng 4.26 ta thấy tỷ trọng CPBH & QLDN của kênh trong từng năm như sau:

Năm 2011, CPBH & QLDN của kênh bán tái xuất chiếm 35,58% coa nhất trong tổng các kênh phân phối. Kênh bán buôn cho tổng đại lý và bán buôn trực tiếp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các kênh phân phối lần lượt là 6,89% và 7,65%.

Năm 2012, CPBH & QLDN của kênh bán lẻ tăng chiếm 32,03% trong tổng các kênh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2012. Kênh bán buôn trực tiếp chiếm tỷ trong thấp nhất với số tương ứng là 4,16% so với tổng CPBH & QLDN các kênh, trong đó tỷ trong CPBH & QLDN kênh bán tái xuất có xu hướng giảm xuống còn 31,14%.

Năm 2013, CPBH & QLDN kênh bán lẻ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các kênh tương ứng là 42,46%. Kênh bán buôn trực tiếp vẫn là kênh chiếm tỷ trọng CPBH & QLDN thấp nhất với 7,44%, trong năm tỷ trong CPBH & QLDN kênh bán tái xuất tiếp tục giảm xuống còn 16,32%.

Nhìn chung, CPBH & QLDN kênh bán lẻ chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân, khi lượng tiêu thụ của kênh bán lẻ tăng trong 3 năm đòi hỏi các chi phí như thuế, lệ phí, chi phí cho nhân viên bán hàng, mua các công cụ dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng tăng nên CPBH & QLDN của kênh bán lẻ cũng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty xăng dầu tây nam bộ (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)